Tắc nghẽn mạch máu – dấu hiệu và nguyên nhân

Nghẽn mạch là do cục máu đông bên trong lòng mạch gây ra. Cục máu đông là gì? Đó là một khối gồm các tế bào và protein trong máu, bình thường nó giúp cầm máu khi bị thương và mất đi khi vết thương lành. Nếu những cục máu đông này hình thành bất thường, khi không cần thiết, nó có thể làm nghẽn hoặc tắc mạch máu hoàn toàn.

Dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu

Dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu

Một phần tay chân bị sưng:

Nếu bạn thấy cẳng chân hoặc tay đột nhiên sưng lên. Máu đông có thể là nguyên nhân gây tắc động mạch, khiến máu nghẽn lại gây sưng. Cơn đau này có thể làm bạn hiểu lầm với đau cơ, chuột rút, nên người bệnh thường bỏ qua nhưng chúng rất nguy hiểm.

Các vết đỏ trên da:

Bạn có thể thấy vùng da đổi màu như bị bầm. Nhưng thường thấy nhất là những vết đỏ chạy dọc mạch máu, khiến tay chân bạn trở nên ấm hơn khi chạm vào.

Hơi thở ngắn, tim đập nhanh:

Cục máu đông trong phổi chúng ta khiến dòng trao đổi oxy chậm lại, khi ấy tim bạn sẽ đập nhanh hơn để bù lại. Bạn sẽ cảm thấy tức ngực và có vấn đề khi thở sâu đó là dấu hiệu cảnh báo. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như bạn sẽ cảm thấy thường xuyên chóng mặt, huyết áp đột ngột tăng, chân tay tê bì, ho không lý do,…Bạn nên đi khám hoặc báo cho người thân của mình để có cách giải quyết khi gặp những triệu chứng ấy.

Nguyên nhân thường gặp của tắc nghẽn mạch máu

Béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh:

Khi bạn ăn quá nhiều đường, chất béo no, chứa nhiều cholesterol. Gây nên tình trạng tắc mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu cho cơ thể bạn.

Hút thuốc lá:

Làm tăng tắc nghẽn mạch máu. Hình thành cục huyết khối, tăng xơ vữa động mạch, tăng cholesterol máu cho bạn.

Ngăn ngừa hình thành cục máu đông

  • Trước hết nên kiểm soát trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh thừa cân, béo phì; ăn uống lành mạnh và luôn vận động thể lực.
  • Đừng ngồi quá lâu một chỗ đặc biệt sau những chuyến bay dài, hoặc sau phẫu thuật
  • Nên di chuyển chủ động, vận động vài giờ/lần, gấp duỗi bàn chân, xoay cổ chân trên ghế
  • Kiểm tra tất, nới rộng quần áo, tất giúp lưu thông máu
  • Khám bác sĩ để tư vấn có phải dùng thuốc chống đông hay không

Viết một bình luận