Rối loạn lo âu, trầm cảm

“Một chiếc lá rơi cũng làm em hoảng sợ” là một câu nói ám chỉ người mắc rối loạn lo âu. Họ có biểu hiện dễ lo lắng quá mức, và sợ hãi thường xuyên mà không có lý do. Các cơn hoảng sợ được xem là khởi đầu của sự sợ hãi, lo lắng có thể xảy ra trong bất kỳ rối loạn lo âu, trầm cảm nào.

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên hay đứng yên một chỗ.

Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu

Thật khó để xác định nguyên nhân gây rối loạn lo âu, nhưng có một số yếu tố nguy cơ dễ khiến một cá nhân mắc rối loạn lo âu hơn người khác.

  • Do di truyền: Rối loạn lo âu cũng có yếu tố di truyền. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra, cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử mắc phải bệnh về tâm lý thì con cái sẽ có nguy cao cơ gặp phải bệnh này.
  • Yếu tố tâm lý: Sang chấn tâm lý ở thuở nhỏ, nét tính cách dễ lo âu…
  • Yếu tố môi trường, xã hội: stress kéo dài, những căng thẳng từ trong gia đình, môi trường sống, môi trường làm việc…
  • Các yếu tố sinh hóa thần kinh

Ảnh hưởng của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm

Bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc, ngủ không ngon
  • Thần kinh thực vật hoạt động quá mức
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, tim mạch, đột quỵ
  • Khiến các bệnh mãn tính đang mắc phải trở nên nghiêm trọng hơn
  • Gia tăng nguy cơ tự sát

Phương pháp điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm

Phương pháp điều trị trầm cảm, lo âu

Điều trị hiệu quả nhất của rối loạn lo âu là điều trị kết hợp các liệu pháp tâm lý, điều trị thuốc. Việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian dù là điều trị với thuốc hay tâm lý.

  • Dùng thuốc: Điều trị thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn tùy tình hình của mỗi cá nhân. Bạn cần được thăm khám, để bác sĩ có thể xác định loại thuốc nào là phù hợp với bạn, và cần tái khám đều đặn để điều chỉnh liều phù hợp với tình hình thực tế của bạn.
  • Liệu pháp tâm lý trị liệu: Tâm lý gia sẽ dành nhiều thời gian để hỗ trợ tâm lý cho bạn. Qua những cuộc trò chuyện tâm lý nhằm mục đích giúp bạn hiểu thêm về tình trạng của mình, những điều gì đang góp thành khó khăn cho bạn, khám phá bản thân qua đó tìm được hướng giải quyết phù hợp cho mình.
  • Để điều trị rối loạn lo âu, bạn cần sự hỗ trợ của những nhà chuyên môn (bác sĩ tâm thần, tâm lý gia…). Cùng với việc điều trị, có một số điều bạn có thể làm để tự giúp mình giảm nhẹ một số triệu chứng của rối loạn lo âu.
    Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày: Có thể là 20 phút thư giãn hoặc một hoạt động nào đó giúp bạn cảm thấy thú vị, thoải mái, dễ chịu.

Để phòng tránh bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm bạn có thể dùng sản phẩm viên uống bổ não PS-IQ duy trì một bộ não khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn. Bởi PS là một thành phần quan trọng chống lại stress. Cuối cùng Namhong.vn chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

 

Viết một bình luận