Ung thư tuyến nước bọt là gì? Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt tuy hiếm gặp nhưng có khả năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Hãy cùng chúng tôi trang bị những kiến thức cơ bản nhất về bệnh lý ung thư tuyến nước bọt qua bài viết dưới đây.

Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt là tên gọi chung của tất cả các tuyến ngoại tiết có chức năng tiết nước bọt, phân bố ở vùng khoang miệng và cổ họng. Tuyến nước bọt gồm 3 cặp tuyến lớn nằm ở mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm cùng với hàng trăm tuyến nhỏ khác phân bố trong khoang miệng và cổ họng.

Tình trạng các tế bào tuyến nước bọt tăng sinh mất kiểm soát tạo thành khối u ác tính có khả năng di căn được gọi là bệnh lý ung thư tuyến nước bọt.

Các bác sĩ thường chia ung thư tuyến nước bọt thành 3 mức độ. Mức độ thể hiện khả năng tăng sinh và lây lan của tế bào ung thư:

  • Mức độ 1 (mức độ nhẹ): Tế bào ung thư rất giống tế bào bình thường, khả năng nhân lên chậm rãi nên có tiên lượng khá tốt.
  • Mức độ 2 (mức độ trung bình): Tế bào ung thư có một số khác biệt với tế bào thường, khả năng nhân lên nhanh hơn tế bào ung thư mức độ 1. Tiên lượng nở trường hợp này ở mức trung bình.
  • Mức độ 3 (mức độ nặng): Tế bào ung thư khá khác biệt với tế bào thường, khả năng nhân lên và di căn rất nhanh. Tiên lượng ở trường hợp này tương đối xấu.

Ung thư tuyến nước bọt thường chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1Tế bào ung thư phát triển khu trú trong một khu vực, chưa có hiện tượng xâm lấn và di căn.
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã xâm lấn ra hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa di căn sang các cơ quan khác.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác trên cơ thể.

Một số thông tin về dịch tễ

Ung thư tuyến nước bọt là một ung thư rất hiếm gặp. Ước tính tỷ lệ mắc mới tại Mỹ năm 2018 là 1/100,000. Tổng số ca mắc ung thư tuyến nước bọt chiếm chưa tới 1% tổng số ca ung thư. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi với độ tuổi trung bình chẩn đoán là 64.

Tỷ lệ sống trên 5 năm của ung thư tuyến nước bọt thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào mức độ, giai đoạn của ung thư cũng như vị trí của khối u. Tỷ lệ này được ước tính trung bình là 72%. Trong đó nếu bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn 1 tỷ lệ sống sót trên 5 năm là 91%. 75% và từ 39-65% lần lượt là tỷ lệ sống sót ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3.

Ung thư tuyến nước bọt được phát hiện khá muộn, ước tính chỉ 43% số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân của ung thư tuyến nước bọt hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Hiện nay, các bác sĩ có thể gợi ý một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt như sau:

  • Tuổi: Độ tuổi cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến nước bọt.
  • Giới tính: Theo thống kê, nam giới có tỷ lệ mắc ung thư tuyến nước bọt nhiều hơn nữ giới.
  • Tiếp xúc với phóng xạ: Nhiều nghiên cứu cho rằng việc xạ trị vùng đầu và cổ làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh lý ung thư tuyến nước bọt.
  • Các yếu tố môi trường: Một số yếu tố về môi trường như tiếp xúc nhiều hóa chất, bụi bặm hoặc làm những công việc trong hầm mỏ, sản xuất cao su, thuộc da, làm nghề mộc,… có khả năng dẫn đến ung thư tuyến nước bọt
  • Các yếu tố lối sống: Các yếu tố thường hay được để cập đến là rượu, bia, thuốc lá, chế độ ăn mất cân bằng, sử dụng nhiều điện thoại di động,…

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt

Bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện u cục hoặc sưng ở miệng, má, cằm hay cổ, thường không có cảm giác đau
  • Xuất hiện cảm giác đau ở vùng miệng, quanh miệng, cổ,… kéo dài dai dẳng
  • Tê cứng một phần mặt
  • Yếu cơ, liệt cơ ở một bên mặt và có xu hướng lan rộng
  • Khó khăn trong việc mở to miệng, nuốt,…
  • Chảy dịch từ tai

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như được mô tả ở trên thì bệnh nhân cần đến với các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

Bệnh nhân đến với các cơ sở y tế sẽ được tham khám và chẩn đoán với các phương pháp như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khám triệu chứng trên vùng mặt, miệng, cổ, cổ họng,… đồng thời hỏi thêm bệnh nhân về tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình, môi trường sống và làm việc,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bệnh nhân sẽ được chụp X-quang, siêu âm, chụp CT,MRI,… để xác định vị trí xuất hiện khối u, kích thước, mật độ khối u cũng như mức độ xâm lấn các mô xung quanh để đánh giá tiến triển của bệnh.
  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy các tế bào từ các vùng bất thường, khối u được xác định qua thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hính ảnh để xác định đó có phải là tế bào ung thư hay không.

Điều trị ung thư tuyến nước bọt

Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tùy theo tiến triển của bệnh, thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị bởi một phương pháp duy nhất hoặc phối hợp nhiều phương pháp với nhau.

Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến bao gồm:

Phẫu thuật

Phẫu thuật được coi là biện pháp điều trị chính cho ung thư tuyến nước bọt. Bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ hết các tế bào ung thư thông qua quá trình phẫu thuật. Mức độ loại bỏ sẽ phụ thuộc vào độ lớn của khối u cũng như mức độ xâm lấn của khối u đến các mô xung quanh.

Trong nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh cổ nếu khối ung thư đã phát triển và xâm lấn vào hệ bạch huyết.

Nhìn chung thì phẫu thuật để lại nhiều di chứng do khối u thường gần mắt, lưỡi, não, các dây thần kinh mặt,… Nhiều trường hợp bệnh nhân phải loại bỏ các mô chứa các dây thần kinh mặt khi phẫu thuật dẫn đến thay đổi lớn gương mặt của bệnh nhân.

Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể bị mất kiểm soát các cơ, yếu cơ, tê liệt cơ ở vùng mặt và cổ, mất kiểm soát lưỡi, gặp khó khăn khi nói, nuốt, và hít thở,… Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bị cắt bỏ một phần khuôn mặt như má, hàm hoặc bắt buộc phải dùng các biện pháp mở khí quản để hỗ trợ thở,…. Các thương tổn này thường là vĩnh viễn và khó hồi phục.

Xạ trị

Nếu khối u không thể phẫu thuật hoặc không thể loại bỏ hoàn toàn nhờ phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc điều trị bằng biện pháp xạ trị.

Tuy có thể diệt nhanh tế bào ung thư mà không tổn hại nhiều đến gương mặt của bệnh nhân nhưng cũng đem lại nhiều tác dụng không mong muốn như khô miệng, buồn nôn, mất khẩu vị, giảm thính giác,…

Đặc biệt bệnh nhân xạ trị cần phải chú ý đến nguy cơ phát triển một khối ung thư khác sau xạ trị. Các trường hợp ung thư sau xạ trị vùng cổ và mặt thường gặp là ung thư tuyến giáp và tuyến cận giáp. Bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm vấn đề này.

Hóa trị

Hóa trị thường không được sử dụng nhiều để điều trị ung thư tuyến nước bọt. Hóa trị có thể được cân nhắc đến khi ung thư đã di căn và xâm lấn các cơ quan khác của cơ thể.

Điều trị hỗ trợ

Điều trị hỗ trợ rất quan trong trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư. Điều trị hỗ trợ giúp giảm nhẹ các vấn đề của ung thư cũng như các tác dụng không mong muốn của các biện pháp điều trị.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ bao gồm:

  • Phẫu thuật phục hồi gương mặt khi
  • Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân
  • Tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân như thay đổi chế độ sinh hoạt, luyện tập, hỗ trợ điều trị tâm lý,…
  • Nâng cao chế độ dinh dưỡng, phối hợp bổ sung các loại rau củ, vitamin, khoáng chất,…
  • Cân nhắc phối hợp điều trị với các bài thuốc đông y, các biện pháp điều trị bằng y học cổ truyền,…
  • Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ được kiểm chứng như: xạ đen, nano curcurmin, fucoidan

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về ung thư tuyến nước bọt. Mong rằng bài viết đã mang lại những hiểu biết nhất định của bạn đọc về căn bệnh ung thư này.

VIÊN UỐNG CHO BỆNH NHÂN XẠ TRỊ, HOÁ TRỊ VITA SUPERMIN

THÀNH PHẦN

Viên 550mg – trong 1 viên chứa:

Nano Curcumin: 250mg

Fucoidan 80%: 50mg

Red Ginseng extract (Panax Ginseng): 50mg

Selen 2000ppm: 35mg

Bột Tam Thất (Panax Notoginseng): 30mg

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Vitasupermin chứa các thành phần có tác dụng chống viêm, chống gốc tự do, đặc biệt các thành phần này đã được khoa học chứng minh có tác động mạnh mẽ lên các tế bào ung thư.

Nano Curcumin: Chống viêm, chống lão hóa, thải độc và bảo vệ tế bào gan. Ngoài ra, Curcumin ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giúp chống viêm, tăng quá trình tiết dịch nhầy để bảo vệ cũng như tái tạo lớp niêm mạc dạ dày. Nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm ở các nước trên thế giới đã khẳng định từ lâu rằng hoạt chất Curcumin có tác dụng hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh. Tại Mỹ, Đài Loan, người ta đã tiến hành thử lâm sàng dùng Curcumin điều trị ung thư và kết luận: Curcumin có thể kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư và kết luận: Curcumun có thể kìm hãm sự phát tác của tế bào ung thư da, dạ dày, ruột, vòm họng, dạ con, bàng quang.

Fucoidan: Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, Fucoidan có tác dụng đặc biệt hữu ích trong quá trình điều trị ung thư thông qua các cơ chế: Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chu trình Apoptosis, ức chế sự hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng tế bào ung thư, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.

Selen: Là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư. Một nghiên cứu gần đây chứng tỏ Selen có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, phổi, buồng trứng, thực quản…

Nhân sâm, tam thất: Làm tăng thể lực, trí lực, tăng lưu thông máu, tăng sức co bóp tim, kích thích cơ quan tạo máu, tăng khả năng thèm ăn.

Từ đó, Vitasupermin giúp:

1.Bảo vệ tế bào toàn vẹn chống lại quá trình oxy hóa, chống gốc tự do – nguyên nhân gây ung thư

2. Ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư

3. Phục hồi sức khỏe và giảm tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân sử dụng hóa trị và xạ trị

4. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm viêm, chống loét

5. Phục hồi chức năng gan.

CÁCH DÙNG

Uống mỗi lần 1 – 2 viên x 1 – 2 lần/ngày. Uống sau bữa ăn khoảng 30 phút – 1 giờ. Nên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

1. Bảo vệ sức khỏe cho người sống và làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc hóa chất, các tia vật lý, sinh học, tiếp xúc bụi khói công nghiệp, khói thuốc lá…

2. Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh, hóa trị xạ trị.

BẢO QUẢN:

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và để xa tầm tay trẻ em.

Lô SX, Ngày SX: Xem trên bao bì sản phẩm

Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Lưu ý: Sản phẩm này  không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Viết một bình luận