Nhường đất cho trường học Hà Nội khẩn thiết yêu cầu

Ngay giữa lòng thủ đô sầm uất, thật trở trêu khi nhìn thấy hình ảnh các lớp học quá tải. Hàng 50-60 em học sinh chen chúc trong một lớp học chật hẹp. Không nhìn thấy bảng, giáo viên dùng mic giảng bài, chất lượng lớp học bất ổn. Hiện trạng này đã không còn xa lạ tại nhiều trường học ở Hà Nội. Một trong những nguyên nhân chính là sự khan hiếm quỹ đất xây trường. Đòi hỏi những giải pháp cấp bách, trong đó việc nhường đất cho trường học được xem là ưu tiên hàng đầu.

Tại sao Hà Nội cần nhường đất cho trường học?

Tình trạng quá tải trường lớp, thiếu hụt cơ sở giáo dục đang là nỗi lo lớn của các bậc phụ huynh. Và trở thành bài toán nan giải của chính quyền thủ đô. Chuyện học sinh phải chen chúc trong những lớp học chật kín, thiếu sáng. Thậm chí là học theo ca, học tạm bợ không còn là chuyện hiếm. Điều này thường xuyên xảy ra, đặc biệt tại các quận nội thành Hà Nội.

Thực trạng lớp học quá tải

Việc thiếu lớp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, khiến học sinh khó tiếp thu bài giảng. Trước mắt, việc hạn chế các hoạt động ngoại khóa mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của các em.

Tại sao Hà Nội cần nhường đất cho trường học?
Tại sao Hà Nội cần nhường đất cho trường học?

Theo Quy hoạch mạng lưới trường học Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới đều có ít nhất 1 trường mầm non và tiểu học công lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Hà Nội đang thiếu hụt trầm trọng quỹ đất để hiện thực hóa mục tiêu này. Dự kiến đến năm 2020, thành phố cần thêm hơn 17 triệu m2 đất để xây trường học, trong đó, diện tích xây trường mầm non còn thiếu 2,3 triệu m2; tiểu học thiếu 1,9 triệu m2; THCS 1,1 triệu m2 và THPT là 1,2 triệu m2.

Nhu cầu nhường đất cho trường học tại khu vực nội đô

Trước thực trạng đô thị nhỏ gọn, “đất chật người đông”, đặc biệt là tại khu vực nội thành. Việc tìm kiếm quỹ đất xây trường học càng trở nên cấp bách. Nhiều quận trung tâm như Đống Đa, Hai Bà Trưng đã nỗ lực tìm kiếm quỹ đất để xây trường mầm non công lập. Nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.

Việc thiếu trường lớp khiến nhiều bậc phụ huynh phải tìm đến các cơ sở tư thục. Với học phí đắt đỏ, việc này vô tình tạo áp lực kinh tế cho gia đình và xã hội. Về lâu dài, nếu không sớm tìm ra giải pháp căn cơ cho bài toán trường lớp, chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhu cầu nhường đất cho trường học tại khu vực nội đô
Nhu cầu nhường đất cho trường học tại khu vực nội đô

Gánh nặng thiếu trường học 

Trong giai đoạn 2011 – 2030, thành phố dự kiến cần cải tạo và xây mới 724 trường mầm non. Trong đó, 500 trường là trường công lập. Cũng như vậy, ở bậc tiểu học, Hà Nội cần cải tạo và xây thêm 234 điểm trường. Đáp ứng yêu cầu của BGD&ĐT về quy định số học sinh trong 1 lớp học. Trường mới xây dự kiến có quy mô không quá 30 lớp/trường, mỗi lớp có trung bình 30 em học sinh.

Thành phố dự kiến mỗi xã, phường, thị trấn, khu đô thị mới phải có ít nhất 1 trường tiểu học công lập. Các nhà lãnh đạo cho biết sẽ bố trí quỹ đất để phục vụ xây trường. Đặc biệt cần xây thêm ít nhất 1 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, trẻ em tự kỷ tại các quận, huyện, thị xã…

Rào cản khi thực hiện nhường đất cho trường học

Bài toán kinh phí xây trường dường như chưa phải là rào cản lớn nhất. Chính việc thiếu hụt quỹ đất mới là bài toán nan giải. Theo thông tin từ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay: giai đoạn 2011-2015, thành phố đã chi 7.900 tỷ đồng để xây mới 278 trường học. Trong đó khối công lập chiếm 208 trường với 5.740 tỷ đồng. Con số này tiếp tục tăng lên 22.330 tỷ đồng cho 357 trường (231 trường công – 14.090 tỷ đồng) ở giai đoạn 2016-2020. Đáng chú ý, giai đoạn 2021-2030, tổng mức đầu tư cho giáo dục dự kiến lên tới 40.360 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 31.560 tỷ đồng.

Rào cản khi thực hiện xây thêm trường học
Rào cản khi thực hiện xây thêm trường học

 Thực trạng thiếu đất để xây dựng 

Tuy nguồn vốn đầu tư đã được lên kế hoạch bài bản, quỹ đất xây trường lại là câu chuyện khác. Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội cho biết, đến năm 2020, Hà Nội cần thêm hơn 17 triệu m2 đất để đáp ứng nhu cầu trường lớp. Trong đó, tình trạng khan hiếm đất tại khu vực nội thành càng trở nên nghiêm trọng. Tính trên phạm vi toàn thành phố, diện tích đất còn thiếu cho các bậc học là: mầm non 2,3 triệu m2, tiểu học 1,9 triệu m2, THCS 1,1 triệu m2 và THPT 1,2 triệu m2.

Điển hình cho thực trạng này là trường hợp của quận Đống Đa và Hai Bà Trưng. Dù đã nỗ lực tìm kiếm quỹ đất trong suốt 2 năm để xây dựng trường mầm non công lập cho 6 phường còn thiếu nhưng đến nay vẫn chưa tìm được giải pháp khả thi.

Giải pháp khắc phục khó khăn của Hà Nội

Để tháo gỡ khó khăn, quy hoạch phát triển đã có những giải pháp cụ thể. Hệ thống giáo dục Hà Nội kể từ năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhấn mạnh việc ưu tiên dành 5% quỹ đất công cộng của các xã. Theo đó, tận dụng quỹ đất còn trống để xây dựng trường học. Bên cạnh đó, thành phố cũng xem xét phương án nâng tầng trường lớp tại nội đô. Kết hợp bố trí học sinh ở các tầng thấp và cán bộ, giáo viên làm việc tại tầng cao. Đặc biệt, Hà Nội khẳng định sẽ ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng trường học khi di dời các cơ quan, đơn vị ra khỏi nội thành.

Giải pháp này nhận được sự đồng tình từ đông đảo người dân. Cử tri quận Hai Bà Trưng kiến nghị TP sớm mở rộng hai địa điểm sau. Trường THCS Lê Ngọc Hân và trường mầm non Chim Non tại khu đất của nhà máy rượu Hà Nội (phường Phạm Đình Hổ). Tương tự, cử tri Ba Đình cũng mong muốn TP xem xét chuyển địa điểm xây dựng trường học cho phường Liễu Giai về trụ sở Thanh tra Chính phủ nếu khu đất này được tiếp nhận về Hà Nội.

Vì một thế hệ tương lai của thủ đô

Vậy đâu là lời giải cho bài toán nan giải này? Rõ ràng, việc đầu tư cho giáo dục, trước tiên cần phải chú trọng đảm bảo đầy đủ trường lớp. Cơ sở vật chất cho học sinh cần là nhiệm vụ trọng tâm. Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Cần có sự chung tay của các cấp, các ngành, từ chính quyền địa phương đến các sở ban ngành liên quan. Các cơ quan phải vào cuộc quyết liệt, đồng bộ. Xây dựng những chính sách thiết thực, đột phá nhằm tháo gỡ khó khăn về quỹ đất, thu hút đầu tư cho giáo dục.

Trách nhiệm của các bên liên quan

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của giáo dục. Huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp để xây dựng nền giáo dục thủ đô ngày càng phát triển. Có như vậy, thế hệ tương lai của thủ đô mới được học tập trong môi trường giáo dục hiện đại, an toàn và chất lượng.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin. Thông tin bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố, hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải.

Những thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn. Chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

Viết một bình luận