Các số liệu và nguyên nhân chi tiết gây bệnh ung thư

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Hiện có khoảng 200 loại ung thư.

CÁC SỐ LIỆU VÀ CHI TIẾT VỀ BỆNH UNG THƯ

Bệnh ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trong tổng số 58 triệu người chết trên toàn thế giới năm 2005, bệnh ung thư là nguyên nhân gây tử vong cho 7,6 triệu (hay 1322 trên tổng sô) người. Các loại bệnh ung thư chính dẫn đến tỷ lệ vong chung do bệnh ung thư bao gồm:

– Bệnh ung thư phổi khiến 1,3 triệu người chết mỗi năm.

– Bệnh ung thư dạ dày khiến gần 1 triệu người chết mỗi năm.

– Bệnh ung thư gan khiến 662.000 người chết mỗi năm.

– Bệnh ung thư đại tràng khiến 655.000 người chết mỗi năm.

– Bệnh ung thư vú khiến 502.000 người chết mỗi năm.

Hơn 70% ca tử vong do ung thư trong 2005 xuất hiện ở các quốc gia có thu nhập bình quân trung bình và thập. Những ca tử vong do ung thư sẽ tiếp tục tăng lên, với mức ước tính khoảng 9 triệu người chết do ung thư vào năm 2015 và 11,4 triệu người chết vào năm 2030.

Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 nghìn người mặc mới. Đó là con số đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta. Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Đáng chú ý hơn, trong một công bố mới đây hỏi tháng 4/2014 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỷ lệ chết do bệnh ung thư, 50 nước đứng đầu về tỷ lệ người chết vì ung thư và mắc bệnh ung thư được xếp vào top 1. 50 nước đứng sau được tính thuộc nhóm top 2. Như vậy, Việt Nam đứng thứ 78 trong 172 quốc gia vùng lãnh thổ được xếp hạng, nên nước ta đứng top 2 thế giới. Theo đó, trong số 172 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, Việt Nam đứng ở vị trí 78 với tỷ lệ chết vì ung thư là 110 ca/100.000 người. Các quốc gia có tỷ lệ chết vì ung thư tương tự như Việt Nam gồm có Somalia, Phần Lan và Turkmenistan. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau các nước Lào (129/100.000) và Myanmar (118/100.000) về tỉ lệ tử vong do căn bệnh này. Các nước cùng khu vực có tỷ lệ chết vì ung thư thấp hơn Việt Nam gồm Thái Lan (105/100.000), Campuchia (98/100.000), Malaysia (96/100.000), Philippines (94/100.000), Brunei (84/100.000), Singapore (108/100.000), và Indonesia (106/100.000). Cũng theo WHO, 5 nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ chết vì ung thư theo xếp hạng của WHO là Armenia (230 ca/100.000 dân), Zimbabwe (210 ca/100.000 dân), và Hungary (195 ca/I00.000 dân), Mông Cổ (181 ca/100.000 dân), và Serbia (180 ca/100.000 dân).

Tuy nhiên theo số liệu mới của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế ( IARC) công bố có 18 triệu ca chẩn đoán mắc ung thư trên toàn cầu năm 2018 và tỷ lệ mắc ung thư mới  ở các nước giàu lại cao hơn vì đời sống được chăm sóc tốt nên có được tuổi thọ cao cũng đồng thời khả năng mắc ung thư cũng tăng lên.

Các chứng bệnh ung thư thường gặp nhất trên thế giới là:

– Ở nam giới (theo trình tự số ca tử vong trên toàn cầu): ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư kết tràng, ung thư thực quản và ung thư tuyến tiền liệt.

– Ở nữ giới (theo trình tự số ca tử vong trên toàn cầu): ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư kết tràng và ung thư cổ tử cung.

40% số ca ung thư có thể bị ngăn chặn bằng cách dùng biện pháp ăn uống khỏe mạnh, tham gia các hoạt động thể chất và không dùng thuốc lá.

Đối với bệnh ung thư trên toàn thế giới, việc dùng thuốc lá là nguyên nhân duy nhất thuộc dạng có thể ngăn ngừa được. Việc dùng thuốc lá gây ra các bệnh ung thư phổi, ung thư cổ họng, ung thư họng, ung thư tụy, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư thận và các loại bệnh ung thư khác. Việc ngửi khói thuốc cũng gây ra ung thư phổi.

Một phần năm số ca ung thư trên toàn cầu có liên quan đến các căn bệnh mạn tính, hầu hết từ virus viêm gan siêu vi B HBV (gây ung thư gan), virus human papilloma HPV (gây ung thư cổ tử cung), /#Helicobacter plylori (gây ung thư dạ dày), Schistosomes (gây ung thư bàng quang), sán gan (ống dẫn mật) và virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người HIV (Ung thư da và bạch huyết).

NGUYÊN NHÂN BỆNH UNG THƯ

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư hắc tố da, trong khi một khối u “lành tính” trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn phế hoặc tử vong.

Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nhiều dạng ung thư có liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh khỏi. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất.

5 YẾU TỐ GÂY UNG THƯ

Ung thư là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và đến nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị, vì vậy việc phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là 5 yếu tố có thể gây bệnh dựa trên số liệu nghiên cứu trong báo cáo mang tên The Cancer Atlas của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS).

1. Do chế độ ăn uống nghèo nàn, suy dinh dưỡng (30%)

Nguyên nhân do chế độ ăn uống nghèo nàn suy dinh dưỡng chiếm 30% trong tổng số các nguyên nhân gây bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, phân lớn các loại bệnh ung thư đều có liên quan đến khuyết tật gen làm nhiệm vụ kiểm soát, phân chia và quá trình chết đi của tế bào. Thực tế, rất nhiều bất thường làm tăng bệnh không do di truyền mà thay vào đó là làm tổn thương gen (gọi là đột biến), quá trình này phát triển âm ĩ trong cả cuộc đời của con người. Quá trình gây tổn thương rất đa dạng, trong đó có cả những yêu tố nội bộ như tác động cả các loại hormon, của quá trình chuyển hóa dưỡng chất bên trong tế bào hoặc do các yếu tố khách quan như khói thuốc lá, hóa chất và ánh nắng mặt trời. Các đột biến phi di truyền này gọi là đột biến tế bào dinh dưỡng. Có khoảng 5 – 10% tổig số các ca ung thư là do di truyền, có nghĩa là những người được kế thừa một biến thể di truyền đặc biệt từ cha mẹ, ông bà nên có rủi ro mắc phải một căn bệnh ung thư nhất định rất cao. Ngoài ra, khoa học cũng đã nghiên cứu và thấy có rất nhiều dạng ung thư là do kết hợp giữa yếu tố di truyền lẫn tác động của môi trường nên rủi ro tăng bệnh rất tiềm ẩn.

2. Do thuốc lá (chiếm 16%)

Theo số liệu thống kê, số ca tử vong vì ung thư phổi trên thế giới ngày càng tăng. Chỉ riêng năm 2008 cả thế giới có 1,61 triệu ca ung thư phổi mới phát hiện, chiếm 12,7% trong tổng số những ca ung thư mới được phát hiện. Đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, 1,38 triệu ca/năm chiếm 18,2% tổng số ca tử vong vì ung thư nói chung. Phần lớn rơi vào các nước đang phát triển (chiếm 55%), nhât là nhóm đàn ông (1,1 triệu ca hay 16,59). Những nơi có tỉ lệ người chết vì ung thư phổi cao nhất là Trung Đông, Nam  u, Bắc  u và Đông Á; thấp nhất có vùng Trung và Tây Phi. Theo Bộ Môi trường Mỹ (EPA), khói thuốc lá kể cả người không hút, hít phải khói thuốc là thủ phạm chính gây bệnh ung thư phổi. Tại Mỹ, hàng năm có 160.000 ca ung thư vì thuốc lá, thậm chí tỷ lệ tử vong vì thuốc lá còn cao hơn cả ung thư vú ở phụ nữ.

3. Do viêm nhiễm (8%)

Đối với phụ nữ, nguy cơ ung thư phổi nói chung là thấp (xếp hàng thứ 4) và tỉ lệ tử vong ở phụ nữ (513.000 ca/năm), khoảng 8,5% trong tổng số các ca ung thư phát hiện mới hàng năm. Nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất vì ung thư phổi ở phụ nữ hiện nay là Bắc Mỹ và thấp nhất là Trung Phi. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do viêm nhiễm. Ví dụ: việc viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư hệ thống sinh sản rất cao. Theo thống kê, có tới trên 80% số phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục, nhẹ thì ra khí hư trong kỳ hành kinh, ngứa ngáy, nặng thì viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh, ung thư tử cung. Đây là căn bệnh xếp hàng thứ 3 sau ung thư vú và dạ dày ở phụ nữ.

4. Do bệnh nghề nghiệp (5%)

Những người làm việc trong môi trường độc hại, phơi nhiễm các chất độc hại là nhóm người có tỉ lệ mắc bệnh ung thư rất cao. Theo nghiên cứu tổ chức y tế nghề nghiệp GLOBOCAN, hàng năm có tới khoảng 13 triệu người bệnh ung thư nghề nghiệp mới được phát hiện và hàng năm có gần 8 triệu ca tử vong vì căn bệnh này trên quy mô toàn câu, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư gan, tuyến tiền liệt, ung thư kết tràng, ung thư bàng quang và ung thư máu chiếm tỉ lệ lớn. Môi chất gây ung thư có benzen, acid ethylene, phóng xạ ion hóa, benzidine, berili và hợp chât bis chloromethyl ether (BCME), chloromethyl, methyl ether, catmI, bột tan chứa sợi amiăng, hợp chất crom, dâu hắc ín từ nhựa than đá và vinyl chloride. Những nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, công nhân nhà máy sản xuất ôtô, tiếp xúc hóa chất thuốc trừ sâu dùng trong nông nghiệp, sản xuất sơn, amiăng, thậm chí cả nghề bác sĩ tiếp xúc nhiều môi chất gây bệnh cũng có tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao.

5. Do ô nhiễm môi trường (12%)

Theo ACS, ung thư do ô nhiễm môi trường chiếm khoảng 12%⁄ trong tổng số những nguyên nhân gây ung thư. Rất đa dạng như do ô nhiễm nguồn không khí, nguồn nước, do thực phẩm, do các đồ dùng dân dụng, chảo chống dính, mỹ phẩm làm đẹp … Một trong những nguyên nhân hàng đầu là ô nhiễm không khí của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, do phương tiện giao thông thải ra ngoài môi trường ngấm vào nguồn nước, vào cá và sau đó đi vào cơ thể con người. Do con người dùng các loại nguyên liệu hóa thạch, kế cả trong công nghiệp, trong dân sinh, như đốt than đã làm cho không khí ô nhiễm, tăng bệnh đường hô hấp, làm chậm sự phát triển thai nhi, làm cho hệ thống thần kinh trẻ chậm phát triển thậm chí nó còn gây bệnh cho cả động vật, gây bất ổn xã hội và làm gia tăng nhiều căn bệnh lạ. Riêng ung thư vú, ung thư phối được xem là gánh nặng cho ngành y vì nạn ô nhiễm ngày càng tăng nhanh.

CÁC TÁC NHÂN GÂY RA BỆNH UNG THƯ

Bệnh ung thư xuất hiện khi có sự biến đổi ở các gen chịu trách nhiệm hồi phục và phát triển tế bào. Những thay đổi này là nguyên nhân của sự tương tác giữa các yếu tố chủ thể gen và các tác nhân bên ngoài và chúng có thể được phân loại như sau:

– Tác nhân vật lý gây ung thư như tia cực tím (UV) và tia phóng xạ.

– Tác nhân hóa học gây ung thư như khói thuốc lá và A- mi-ăng.

– Tác nhân sinh học gây ung thư như:

+ Nhiễm virus (Virus viêm gan siêu vi B và ung thư gan, virus human papilloma (HPV) và ung thư cổ tử cung và tế bào (Helicobacter pylori và ung thư dạ dày) và vật ký sinh (Schistosomes và ung thư bàng quang).

+ Ngộ độc thực phẩm do các độc tố Mycotoxin như Aflatoxin (làm từ Asoergillus fungi) gây ung thư gan.

Việc dùng thuốc lá được xem là yếu tố rủi ro chính dẫn đến ung thư và gây ra nhiều loại bệnh ung thư như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, dạ dày, bàng quang, vòm hầu và các bệnh ung thư khác. Mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải, người fa vẫn có những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy chế độ ăn uống cũng góp phần gây ra bệnh ung thư. Tự bản thân yếu tố này trở thành yếu tố rủi TO kết hợp với chứng béo phì cùng với sự áp dụng chế độ ăn uống thiếu rau quả và trái cây và có liều lượng muối cao. Việc ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng là một yếu tố rủi ro gây ung thư. Chúng ta đang có những chứng cứ hiển nhiên về việc thức uống có cồn gây ra nhiều loại bệnh ung thư như ung thư thực quản, vòm họng, thanh quản, gan, ung thư vú và các loại bệnh ung thư khác.

CƠ CHẾ HÓA SINH PHẦN TỬ SINH UNG THƯ 

1. Nguồn gốc của ung thư

Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiến này và dẫn đến ung thư.

Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không lan tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác và chúng hiếm khi đe dọa đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác tính có thể xâm lần vào các cơ quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở nên đe dọa đến tính mạng.

2. Hóa sinh phân tử, bệnh học phân tử của ung thư

Các ung thư được gây ra bởi một loạt các đột biến. Mỗi đột biến sẽ thay đổi đặc tính của khối u theo cách nào đó.

Sinh ung thư (carcinogenesis): là quá trình rối loạn tốc độ phân chia tế bào do tổn thương của DNA. Do đó ung thư là một bệnh lý về gene. Thông thường, một tế bào bình thường để chuyển dạng sang tế bào ung thư phải trải qua một vài đột biến ở một số gene nhất định. Quá tình này liên quan đến cá hệ thống gen tiên ung thư (proto-oncogene) và gen áp chế ung thư (tumor suppressor gene). Gen tiền ung thư mã hoá cho nhóm protein tham gia vào quá trình hình thành những chất truyền tin (messenger) trong quá trình dẫn truyền tín hiệu tế bào. Các chất truyền tin này sẽ truyền tín hiệu “tiến hành phân bào” tới chính tế bào đó hay những tế bào khác. Do vậy, khi bị đột biến, các gen tiền ung thư sẽ biểu hiện quá mức (overexpression) các tín hiệu phân chia tế bào và làm các tế bào tăng sinh thừa thãi, lúc này trở thành những gen ung thư (oncogene). Tuy nhiên, vì các sene ung thư thực chất là các gen cần thiết đối với quá trình phát triển, sửa chữa và hằng định nội môi của cơ thể, do đó không thể loại bỏ các gen này khỏi hệ gen nhằm làm giảm khả năng ung thư.

Khác với gen ung thư, các gen áp chế ung thư mã hóa cho các chất truyền tin hóa học nhằm giảm hoặc ngừng quá trình phân chia của tế bào khi phát hiện thấy có sai hỏng về DNA. Đó là các enzyme đặc biệt có thể phát hiện các đột biến hay tổn thương ADN và đông thời kích hoạt quá trình phiên mã của hệ thống enzyme sửa chữa DNA Điều này nhằm hạn chế tối đa khả năng các sai hỏng này được truyền cho thế hệ tế bảo kế tiếp. Thông thường, các gen áp chế ung thư sẽ được kích hoạt khi có tổn thương DNA xảy ra, nhưng một số đột biến có thể bất hoạt protein áp chế ung thư hoặc làm mất khả năng truyền thông tin của nó. Điều này làm gián đoạn hoặc dừng cơ chế sửa chữa DNA, khi đó những tổn thương DNA được tích lũy lại dần dần hình thành ung thư.

Nhìn chung, điều kiện cần thiết để hình thành ung thư là phải đột biến ở cả hai nhóm gen tiền ung thư và gen áp chế ung thư. Chẳng hạn như đột biến giới hạn ở một gen ung thư sẽ bị ức chế bởi sự kiểm soát phân bào bình thường (giả thuyết Knudson hay giả thuyết 1-2 cú đánh) và các gen ức chế khối u. Và cũng vậy chỉ một đột biến gen ức chế khối u cũng không gây ra ung thư, do bởi có nhiều gene “dự phòng” cùng chức năng. Chỉ khi có đủ gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư và có đủ gene ức chế khối u bị bất hoạt hoặc tổn thương lúc đó các tín hiệu cho tế bào phát triển vượt quá các tín hiệu điều hòa thì sự phát triển tế bào sẽ nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Đột biến có thể từ các nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân riêng biệt đã được liên kết với các loại ung thư đặc hiệu. Hút thuốc lá liên quan đến ung thư phổi. Phơi nhiễm kéo dài đối với phóng xạ, đặc biệt là phóng xạ tia cực tím từ mặt trời, dẫn đến u hắc tô và các loại ung thư da khác. Hít các sợi amiăng có liên quan đến u trung biểu mô. Tổng quát hơn, các chất hóa học được gọi là chất gây đột biến (mutagen) và các gốc tự do được biết là nguyên nhân gây ra đột biến. Các dạng khác của đột biến cũng có thể gây ra bởi quá trình viêm mạn tính, vì bạch cầu hạt trung tính tiết ra các gốc tự do có thể làm tổn thương DNA. Hoán vị nhiễm sắc thể, ví dụ như nhiễm sắc thể Philadelphia, là một dạng đặc biệt của đột biến liên quan đến sự trao đổi giữa các nhiễm sắc thể khác nhau.

Nhiều chất gây đột biến cũng là chất gây ung thư, nhưng một số chất gây ung thư không là chất gây đột biến. Ví dụ của chất gây ung thư nhưng không phải là chất gây đột biến bao gồm rượu và estrogen. Chúng được cho là thúc đẩy phát triển ung thư thông qua tác dụng kích thích tốc độ phân bào. Tốc độ phân bào nhanh chóng sẽ để lại ít khoảng cửa sổ hơn cho các enzyme sửa chữa DNA tốn thương trong quá trình sao chép DNA, và gia tăng khả năng sai lạc di truyền. Một sai lạc xảy ra trong quá trình phân bào có thể dẫn đến những tế bào nối tiếp nhận số lượng nhiễm sắc thể sai, dẫn đến dị bội nhiễm sắc thể và gây ra ung thư.

Các đột biến cũng có thể được di truyền. Thừa hưởng các đột biến nào đó trong gen BRCA1, một gen ức chế khối u, làm cho phụ nữ dể phát triển ung thư vú và ung thư buồng trứng. Đột biến ở gene Rb1 có thể gây ra u nguyên bào võng mạc và các đột biến gen APC dẫn đến ung thư đại tràng.

Một số loại virus có thể gây ra đột biến. Chúng đóng vai trò trong khoảng 15% các trường hợp ung thư. Virus khối u, chẳng hạn như retrovirus, herpesvirus và papillomavirus, thường mang một gen ung thư hoặc một gen kìm hãm quá trình ức chế khối u trong bộ gen của chúng.

Khó có thể biết nguyên nhân đầu tiên gây ra ung thư. Tuy nhiên kỹ thuật sinh học phân tử có thể giúp xác lập đặc tính của đột biến hay sai lạc nhiễm sắc thể trong khối u, và cũng đã có tiền bộ nhanh chóng trong lĩnh vực tiên lượng dựa vào hình thái đột biến ở một số bệnh ung thư. Ví dụ như hơn phân nửa số ung thư có tổn thương gen p53, đây là gen ức chế khối u đồng thời cũng được biết như là “người bảo vệ bộ gene”. Đột biến này liên quan đến tiên lượng xấu, vì tế bảo của các khối u đó không đi vào quá trình apoptosis (cái chết được lập trình). Đột biến của telomerase đã loại bỏ các hàng rào hỗ trợ khác, làm tăng số lần tế bào có thể phân chia. Những đột biến khác giúp cho khối u tăng sinh mạch máu để cung cấp nhiều hơn chất dinh dưỡng, hay giúp cho việc di căn đến những nơi khác của cơ thể.

Các tính chất đặc trưng của tế bào ác tính:

– Tránh được apoptosis (chết theo chương trình).

– Khả năng phát triển vô hạn (bất tử).

– Tự cung cấp các yếu tố phát triển.

– Không nhạy cảm đối với các yếu tố chống tăng sinh.

– Tốc độ phân bảo gia tăng.

– Thay đổi khả năng biệt hóa tế bào.

– Không có khả năng ức chế tiếp xúc.

– Khả năng xâm lấn mô xung quanh.

– Khả năng di căn đến nơi xa.

– Khả năng tăng sinh mạch máu.

Một tế bào thoái triển thành tế bào khối u thường không có tất cả đặc điểm này cùng một lúc, tuy nhiên hậu duệ của chúng sẽ được chọn lọc để có các đặc tính đó. Quá trình này được gọi là phát triển theo dòng (clonal evolution). Bước đầu tiên trong quá trình phát triển của một tế bào u thường là một biến đổi nhỏ trong DNA, thông thường là đột biến điểm, nó tạo ra bất ổn về di truyền trong tế bào. Sự bất ổn này có thể dẫn đến việc tế bào mất toàn bộ nhiễm sắc thể hay một vài nhiễm sắc thể tăng thêm số lượng. Cũng vậy quá trình methyl hóa DNA của tế bào thay đối dẫn đến không kiểm soát được việc kích hoạt hay bất hoạt các gene. Tế bào có tốc độ phân chia cao, như biểu mô, tỏ ra có nguy cơ cao trở thành ung thư hơn tế bào phân chia ít hơn, như tế bào thần kinh.

Viết một bình luận