Cao tốc TP.HCM – Long Thành: Đề xuất mở rộng lên 10 làn xe

Trước nhu cầu giao thông ngày càng tăng cao, Cao tốc TP.HCM – Long Thành đang được đề xuất mở rộng lên 10 làn xe. Là tuyến giao thông đóng vai trò huyết mạch kết nối TP.HCM với Đồng Nai cà các tỉnh lân cận, tuy nhiên tuyến cao tốc này đang đối mặt với bài toán ùn tắc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và hoạt động kinh doanh. Bởi vậy, để giải quyết vấn đề này, việc mở rộng làn xe là vô cùng cần thiết, hứa hẹn mang đến giải pháp giao thông đột phá cho khu vực Nam Bộ. Trong bài viết này, Meeylend sẽ đưa bạn tìm hiểu về dự án này cùng với những phương án đề xuất mở rộng làn xe.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành Đề xuất mở rộng lên 10 làn xe
Cao tốc TP.HCM – Long Thành Đề xuất mở rộng lên 10 làn xe

Tổng quan về dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là một trong những dự án giao thông quan trọng nhất tại khu vực miền Nam Việt Nam, kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Được khai thác từ năm 2016, tuyến cao tốc này không chỉ giảm tải áp lực giao thông mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp khu vực thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

Chi tiết về tuyến đường

Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây có tổng chiều dài 55 km, bắt đầu từ nút giao An Phú (TP.HCM) và kết thúc tại Dầu Giây (Đồng Nai). Tuyến đường được thiết kế với tiêu chuẩn cao tốc loại A, bao gồm 4 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp. Đoạn từ TP.HCM đến Long Thành dài 25,92 km, là một trong những phần quan trọng nhất của dự án, kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

Đoạn TP.HCM - Long Thành là phần quan trọng của dự án
Đoạn TP.HCM – Long Thành là phần quan trọng của dự án

Tầm quan trọng của dự án

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây không chỉ là tuyến đường huyết mạch trong việc kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc phát triển hạ tầng giao thông quốc gia. 

Với sự gia tăng nhanh chóng của lưu lượng phương tiện, tuyến cao tốc này đã trở thành con đường không thể thiếu cho các hoạt động kinh tế và vận chuyển hàng hóa trong khu vực.

Từ khi đi vào hoạt động, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho khu vực. Đặc biệt, tuyến đường này giúp giảm thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Đồng Nai và các tỉnh lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và đầu tư. 

Định hướng phát triển bền vững

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là một phần trong chiến lược phát triển giao thông bền vững của Việt Nam, nhằm tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả. Dự án này không chỉ góp phần cải thiện hạ tầng giao thông mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và góp phần cải thiện hơn chất lượng cuộc sống cho người dân. 

Với tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây có thể được coi là động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực miền Nam Việt Nam trong những năm tới.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Lý do mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành

Trong bối cảnh kinh tế khu vực ngày càng phát triển, lưu lượng xe cộ trên tuyến đường này cũng tăng cao đáng kể, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên, đặc biệt là vào giờ cao điểm và các dịp lễ Tết. Việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành lên 10 làn xe được đề xuất như một giải pháp cấp thiết nhằm giải quyết các vấn đề giao thông hiện tại và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Lưu lượng phương tiện tăng cao tại cao tốc TP.HCM – Long Thành

Kể từ khi đi vào hoạt động, tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của lưu lượng phương tiện. Đặc biệt, đoạn từ TP.HCM đến Long Thành dài 25,92 km luôn trong tình trạng quá tải với 4 làn xe hiện hữu. 

Theo dự báo, đến năm 2025, lưu lượng phương tiện trên đoạn này sẽ vượt quá 25% so với năng lực thông hành, gây ra tình trạng ùn tắc thường xuyên. Việc mở rộng cao tốc lên 10 làn xe là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng, giảm tải áp lực cho các tuyến đường hiện có, và đảm bảo luồng di chuyển thông suốt.

Lưu lượng phương tiện tăng cao
Lưu lượng phương tiện tăng cao

Tình trạng ùn tắc ở đoạn cao tốc  TP.HCM – Long Thành

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường huyết mạch kết nối TP.HCM với Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, do lưu lượng phương tiện vượt quá khả năng thông hành, tuyến đường này thường xuyên bị ùn tắc, đặc biệt là vào giờ cao điểm và các dịp lễ, Tết. 

Tình trạng ùn tắc không chỉ gây mất thời gian và chi phí cho người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả vận chuyển hàng hóa và dịch vụ. Mở rộng cao tốc lên 10 làn xe sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc, cải thiện trải nghiệm giao thông và nâng cao hiệu quả kinh tế của tuyến đường.

Nhu cầu kết nối TP.HCM với Đồng Nai và các tỉnh lân cận

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối TP.HCM với Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, với việc sân bay quốc tế Long Thành dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026 và khai thác với công suất 26 triệu hành khách mỗi năm, nhu cầu kết nối giữa TP.HCM và Đồng Nai sẽ tăng mạnh. 

Cao tốc mở rộng lên 10 làn xe sẽ đảm bảo khả năng thông hành, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội của cả khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, giao thương và phát triển du lịch.

Nhu cầu kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận
Nhu cầu kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận

Đảm bảo an toàn giao thông

Mở rộng cao tốc lên 10 làn xe cũng là giải pháp quan trọng để nâng cao an toàn giao thông. Với lưu lượng phương tiện ngày càng tăng, việc duy trì một hệ thống giao thông an toàn và hiệu quả là cần thiết. Cao tốc mở rộng sẽ giảm thiểu nguy cơ tai nạn, cải thiện điều kiện di chuyển và tạo ra một môi trường giao thông an toàn hơn cho người dân.

Có thể thấy, việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây lên 10 làn xe là một quyết định chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông, giảm ùn tắc, kết nối hiệu quả các khu vực kinh tế và đảm bảo an toàn giao thông. Đây là bước đi quan trọng trong việc phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội bền vững cho cả khu vực miền Nam Việt Nam.

Đề xuất mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành và các phương án đầu tư

Vào sáng ngày 3/5/2024, Phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về phương án đầu tư cho đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành. Trong phiên họp lần này, Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư của TP.HCM và Đồng Nai đã đưa ra đề nghị mở rộng đoạn cao tốc này lên 10 làn xe. 

Tại Phiên họp, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đưa ra quan điểm rằng việc mở rộng đoạn cao tốc này là vấn đề cấp thiết để đáp ứng yêu cầu về kinh tế – xã hội cũng như hạ tầng giao thông, tuy nhiên khi lựa chọn phương án đầu tư thì cần cân nhắc quyết định dựa trên hiệu quả kinh tế cùng với tiến độ của dự án. 

Phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà tại buổi họp
Phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà tại buổi họp

Trước đó, trong báo cáo với Thủ tưởng, hai phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành đã được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đưa ra.

Phương án một: Mở rộng lên 8 làn xe

Phương án đầu tiên đề xuất mở rộng đoạn cao tốc từ nút giao vành đai 2 TP.HCM đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu lên 8 làn xe. Mặc dù chỉ mở rộng lên 8 làn xe, dự án sẽ giải phóng mặt bằng đủ cho 10 làn xe, nhằm sẵn sàng cho việc mở rộng thêm trong tương lai khi có đủ kinh phí. 

Hiện tại, đoạn đường này đã được giải phóng mặt bằng cho 8 làn xe, do đó việc thực hiện phương án này có thể bắt đầu ngay lập tức.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành
Phương án 1

Trên tuyến đường này, cầu Sông Tắc sẽ được mở rộng theo quy hoạch 10 làn xe, và sẽ xây dựng thêm cầu Long Thành 4 làn xe tương tự như cầu Long Thành hiện tại. Phương án này được tính toán để đáp ứng nhu cầu giao thông trên tuyến đường đến năm 2035, với lưu lượng dự kiến khoảng 114.315 xe quy đổi mỗi ngày đêm. 

Tổng mức đầu tư cho phương án này là hơn 14.330 tỷ đồng, trong đó có 4.630 tỷ đồng từ vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), và 9.700 tỷ đồng từ vốn vay thương mại. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ nay đến tháng 6/2028.

Phương án hai: Phân đoạn đầu 8 làn xe, đoạn sau 10 làn xe

Phương án thứ hai đề xuất mở rộng đoạn cao tốc từ nút giao vành đai 2 đến nút giao vành đai 3 dài 4 km lên 8 làn xe, trong khi đoạn từ nút giao vành đai 3 đến nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dài 17 km sẽ được mở rộng lên 10 làn xe. Phương án này cũng bao gồm việc xây dựng thêm cầu Long Thành mới và giải phóng mặt bằng toàn tuyến đủ cho 10 làn xe.

Tổng mức đầu tư cho phương án này là hơn 15.620 tỷ đồng, trong đó có 9.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước và 6.620 tỷ đồng từ vốn huy động của VEC. Bộ Giao thông Vận tải sẽ là cơ quan chủ quản, trong khi VEC sẽ là chủ đầu tư theo Luật Đầu tư công. Thời gian thực hiện dự án cũng từ nay đến tháng 6/2028.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành
Phương án 2

Đảm bảo tiến độ và nguồn vốn

Phó thủ tướng đã đưa ra yêu cầu cho Bộ Giao thông Vận tải, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổng kết mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu các bộ ngành đưa ra đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực tài chính về tái cơ cấu, vốn điều lệ cho VEC, đáp ứng điều kiện của các dự án giao thông này. 

Để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án kịp thời trước khi sân bay Long Thành khai thác vào năm 2026, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đề xuất rút ngắn giai đoạn chuẩn bị đầu tư và lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật từ 18 tháng xuống còn 10 tháng. Điều này sẽ giúp hoàn thành phần đường và các cầu cạn vào tháng 1/2027 và hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 12/2027.

Tác động của việc mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành

Giảm ùn tắc giao thông

Một trong những tác động lớn nhất của việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành lên 10 làn xe là giảm tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện tại, tuyến đường này với quy mô 4 làn xe đã không thể đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng tăng, đặc biệt là vào giờ cao điểm và các dịp lễ Tết. 

Việc mở rộng lên 10 làn xe sẽ tăng khả năng thông hành, giảm thiểu thời gian chờ đợi và nguy cơ tai nạn giao thông do ùn tắc kéo dài. Điều này sẽ mang lại sự tiện lợi và an toàn hơn cho người dân và các doanh nghiệp vận tải.

Giảm tình trạng ùn tắc giao thông
Giảm tình trạng ùn tắc giao thông

Thúc đẩy phát triển kinh tế

Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành sẽ tạo ra một động lực lớn cho phát triển kinh tế khu vực. Tuyến cao tốc này là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận. 

Việc nâng cấp và mở rộng sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa, dịch vụ giữa TP.HCM, sân bay Long Thành và các khu công nghiệp. Sự thông suốt và nhanh chóng trong giao thông sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng hiệu suất kinh doanh và thu hút đầu tư vào khu vực.

Góp phần vào sự phát triển bền vững

Việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành cũng đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực. Với một hệ thống giao thông hiện đại và hiệu quả, các doanh nghiệp và cộng đồng sẽ có cơ hội tiếp cận các dịch vụ và thị trường một cách dễ dàng hơn. 

Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn tạo ra các cơ hội việc làm mới, thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền. Hơn nữa, với lưu thông thông suốt, việc giảm thiểu khí thải do ùn tắc giao thông cũng góp phần bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ chiến lược phát triển hạ tầng quốc gia

Mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành là một phần trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông quốc gia, hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của nước ta. 

Dự án này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực miền Nam mà còn là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới giao thông quốc gia, kết nối các trung tâm kinh tế lớn và các khu vực chiến lược khác trên toàn quốc. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội.

Góp phần phát triển hạ tầng quốc gia
Góp phần phát triển hạ tầng quốc gia

Lời kết

Việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành lên 10 làn xe là một bước đi cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết tình trạng quá tải giao thông hiện tại, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Dự án này không chỉ mang lại nhiều lợi ích về mặt giao thông và kinh tế, mà còn nâng cao an toàn và chất lượng cuộc sống cho người dân. Với tầm nhìn chiến lược và các lợi ích to lớn, việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực cho giao thông và kinh tế khu vực Đông Nam Bộ trong tương lai gần. Hy vọng với bài viết trên, Meeyland đã giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng về việc mở rộng dự án cao tốc này.

Viết một bình luận