Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho bộ não được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt. Nếu mất ngủ kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.

Tác hại của mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Người bị mất ngủ sẽ cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi, đau đầu, thiếu sức sống, mất tập trung, nhớ trước quên sau, giảm hiệu suất công việc…

Nếu bị lâu dài, đây sẽ là tiền đề cho hàng loạt bệnh lý khác đang chực chờ sẵn và gây hệ lụy cho sức khỏe toàn thân:

  • Làm teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: một công bố trên Tạp chí Neuroscience (Mỹ) cho thấy, tình trạng này sẽ làm teo não đến 25%. Đặc biệt, đối với người trẻ, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên gấp 8 lần so với người bình thường.
  • Rối loạn tâm lý, cảm xúc: bị bệnh lâu ngày sẽ khiến người bệnh xoáy vào vòng luẩn quẩn suy nghĩ tiêu cực, hay lo âu, luôn cảm thấy cô đơn, dần dần bị trầm cảm, thần kinh suy nhược, giao tiếp xã hội kém.
  • Dễ béo phì: tình trạng này làm thay đổi hoạt động não bộ, khiến người ta nhanh thấy đói và thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất béo.
  • Da xấu đi nhanh chóng: khi không đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hormone cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến làn da kém mịn màng, săn chắc. Từ đó, da trở nên khô, tối màu, sạm nám và chảy xệ. Ngoài ra, bệnh còn khiến tình trạng viêm da cơ địa, vảy nến và viêm da kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Suy giảm sinh lý: tạp chí của Hiệp hội Y Học Hoa Kỳ (JAMA) từng công bố nghiên cứu cho thấy, tác hại nghiêm trọng nhất chính là làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới. Testosterone thấp khiến sinh lý đấng mày râu sụt giảm với các biểu hiện như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
  • Nguy cơ bệnh ung thư: giấc ngủ ít và hay gián đoạn khiến nguy cơ ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú.
  • Đe dọa hệ tim mạch: thường xuyên bị bệnh mất ngủ hoặc ngủ không liền mạch sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, tạo áp lực cho tim, nhịp tim và huyết áp tăng cao. Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tim mạch châu Âu, tình trạng mất ngủ làm tăng 48% nguy cơ tử vong do tim và các bệnh mạch vành.

Phòng ngừa bệnh mất ngủ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh mất ngủ là đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Hạn chế những giấc ngủ ngắn ban ngày, cơ thể cần được nghỉ ngơi, ngủ khoa học, đi ngủ đúng giờ, cùng một thời điểm mỗi đêm.

Một trong những cách phòng bệnh mất ngủ là hạn chế sử dụng cafe, uống nước chè đặc, không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Việc tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khoẻ mạnh, có thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

Kết luận

Có thể thấy, giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Hơn nữa, tình trạng mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu mất ngủ mà không thuyên giảm, người bệnh nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Viết một bình luận