Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai: Cơ hội phát triển mới

Việc quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai đang trở thành một trong những dự án nổi bật nhất của thị trường bất động sản Đồng Nai trong năm 2024. Quy hoạch này khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ mở ra tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, biến Đồng Nai thành trung tâm công nghiệp hiện đại, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong bài viết này, Meeyland sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2030.

Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai - cơ hội phát triển mới
Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai – cơ hội phát triển mới

Tiềm năng phát triển của khu công nghiệp Đồng Nai

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai được xem là “vùng đất hứa” cho các nhà đầu tư với tiềm năng phát triển công nghiệp to lớn. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng này, tỉnh đã và đang triển khai quy hoạch khu công nghiệp bài bản, đồng bộ đến năm 2030, hứa hẹn biến nơi đây thành trung tâm công nghiệp hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. 

Vị trí địa lý chiến lược

Đồng Nai, một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, được biết đến với vị trí địa lý chiến lược. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai không chỉ là cửa ngõ giao thương quan trọng mà còn là cầu nối giữa các tỉnh miền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Nhờ vào hệ thống giao thông phát triển mạnh mẽ với các tuyến quốc lộ quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc-Nam và các tuyến đường cao tốc như Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Đồng Nai trở thành trung tâm kết nối kinh tế, giao thông của vùng Đông Nam Bộ.

Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai
Vị trí chiến lược của tỉnh Đồng Nai

Tiềm năng phát triển 

Đồng Nai sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lực lượng lao động dồi dào. Tỉnh có diện tích rộng lớn với nhiều khu vực đất đai màu mỡ, phù hợp cho nông nghiệp và công nghiệp.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng Nai bao gồm chế biến thực phẩm, điện tử, cơ khí, hóa chất, phương tiện vận tải và dệt may. Đặc biệt, tỉnh đã và đang tập trung phát triển các khu công nghiệp theo mô hình “khu công nghiệp xanh”, hướng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng có nhiều cơ hội phát triển văn hóa – du lịch, với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ như: Thác Mai-Bàu nước sôi, hồ Trị An, sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Cát Tiên, núi Chứa Chan…có cơ hội lớn trong việc phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, văn hóa… 

Vai trò quan trọng trong kinh tế – xã hội

Đồng Nai đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế – xã hội của Việt Nam. Là một trong những tỉnh có GDP cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Đồng Nai đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Cụ thể, theo Hội đồng thẩm định về hồ sơ quy hoạch của tỉnh Đồng Nai, đây là tỉnh thành xếp thứ 5 cả nước về dân số (gần 3,1 triệu người), Tổng sản phần trên địa bàn (GRDP) cũng đạt gần 400.000 tỷ đồng với vị trí thứ 3 toàn quốc, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 6 (với 124 triệu đồng) và tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 9%, tính đến năm 2020.

Đồng Nai là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
Đồng Nai là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh

Việc phát triển các khu công nghiệp hiện đại không chỉ tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương mà còn đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong việc áp dụng các chính sách ưu đãi, cải cách hành chính để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn.

Tầm quan trọng của việc quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai

Theo ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù có nhiều tiềm năng lớn nhưng việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai chưa thực sự tương xứng với những lợi thế mà tỉnh đang sở hữu. Kinh tế của tỉnh, mặc dù có sự tăng trưởng cao nhưng chưa có sự bền vững, cơ sở hạ tầng được đầu tư những chưa có sự đồng bộ. 

Vì vậy, việc quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2030 là một bước đi chiến lược nhằm tối ưu hóa việc sử dụng đất đai, thu hút đầu tư đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Các khu công nghiệp sẽ được phát triển theo mô hình xanh, sạch, và ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn tạo ra những động lực mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai là một bước đi chiến lược
Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai là một bước đi chiến lược

Với vị trí địa lý chiến lược và tiềm năng phát triển to lớn, Đồng Nai đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Việc quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2030 sẽ là nền tảng vững chắc để tỉnh vươn lên trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia.

Chi tiết quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2030

Hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai

UBND tỉnh Đồng Nai đã hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch phát triển tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 04/2024. Hồ sơ này bao gồm các tài liệu quan trọng như tờ trình của UBND tỉnh, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và báo cáo quy hoạch tổng hợp. Tất cả các tài liệu này đều được xây dựng chi tiết và toàn diện, nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ và bền vững cho tỉnh Đồng Nai trong tương lai.

Mục tiêu và định hướng quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai

Theo dự thảo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai xác định mục tiêu phát triển bền vững với người dân làm trung tâm. Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai tập trung vào phát triển có chọn lọc, thu hút các ngành công nghệ cao và hướng đến mục tiêu phát thải trung tính “Net-Zero” vào năm 2050. Tỉnh cũng chú trọng khai thác hiệu quả các vùng đất còn tiềm năng như khu vực phụ cận sân bay Biên Hòa và sân bay Long Thành, cũng như quy hoạch tuyến sông Đồng Nai, nhằm tạo ra các vùng động lực mới cho sự phát triển đột phá của tỉnh.

Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai hướng đến Net-zero
Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai hướng đến Net-zero

Năm trụ cột phát triển

  • Phát triển công nghiệp hiện đại: Đồng Nai hướng đến trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại của cả nước, với các khu công nghiệp phát triển bền vững, áp dụng công nghệ cao đồng thời thân thiện với môi trường.
  • Phát triển du lịch và dịch vụ: Tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch đô thị dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, tận dụng cảnh quan thiên nhiên và các điểm du lịch nổi tiếng.
  • Nông nghiệp hiệu quả cao: Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả cao, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
  • Xây dựng sân say Long Thành: Phát triển sân bay Long Thành thành trọng tâm để hình thành thành phố sân bay hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế khu vực và toàn quốc.
  • Phát triển kinh tế số và kinh tế xanh: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, góp phần hoàn thành mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.
5 trụ cột phát triển và 6 yếu tố hỗ trợ
5 trụ cột phát triển và 6 yếu tố hỗ trợ

Sáu yếu tố hỗ trợ

  • Cơ sở hạ tầng kết nối đa phương thức: Đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt và cảng biển, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa và phát triển kinh tế.
  • Nguồn vốn đầu tư đa dạng: Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.
  • Nguồn nhân lực chất lượng cao: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
  • Chính quyền số và kinh tế số: Xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và phát triển kinh tế – xã hội.
  • Quản trị và điều hành đồng bộ: Nâng cao hiệu quả quản trị và điều hành, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và địa phương.
  • Thể chế và chính sách đột phá: Xây dựng và thực thi các thể chế, chính sách đột phá, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.

Với các định hướng phát triển rõ ràng và chi tiết, quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2030 sẽ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho người dân, đồng thời bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

Diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai

Theo quy hoạch, tổng diện tích đất dành cho các khu công nghiệp đến năm 2030 là 19.035,4 ha. Đây là một bước đột phá lớn so với diện tích hiện tại, cho thấy quyết tâm của tỉnh Đồng Nai trong việc phát triển công nghiệp. Diện tích này bao gồm cả việc mở rộng và xây dựng mới các khu công nghiệp.

Vị trí khu công nghiệp Đồng Nai
Vị trí khu công nghiệp Đồng Nai

Số lượng khu công nghiệp

Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai dự kiến sẽ có 53 khu công nghiệp, trong đó có 33 khu công nghiệp hiện đã được thành lập với tổng diện tích 10.514,69 ha. Ngoài ra, sẽ có 4 khu công nghiệp được mở rộng với tổng diện tích 509,2 ha và 6 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 5.375 ha. Điều này thể hiện sự gia tăng đáng kể về số lượng và quy mô các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh.

33 khu công nghiệp hiện đã được thành lập
33 khu công nghiệp hiện đã được thành lập

Phân bố khu công nghiệp

Việc phân bố các khu công nghiệp được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, nhằm tối ưu hóa lợi thế địa lý và hạ tầng giao thông của tỉnh. Các khu công nghiệp sẽ được bố trí tập trung nhiều tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, và thành phố Biên Hòa. Cụ thể:

  • Huyện Long Thành: Được quy hoạch phát triển khu công nghiệp với diện tích 5.483 ha. Long Thành sẽ trở thành đô thị thông minh, trung tâm thương mại dịch vụ, và đầu mối giao thông kết nối toàn vùng.
  • Huyện Cẩm Mỹ: Có diện tích quy hoạch khu công nghiệp là 2.556 ha.
  • Huyện Nhơn Trạch: Được quy hoạch 3.907 ha cho khu công nghiệp, phát triển thành khu đô thị mới, đô thị thông minh, cảng biển và đầu mối giao thông kết nối với vùng.
  • Huyện Trảng Bom: Quy hoạch khu công nghiệp với diện tích 2.321 ha.
  • Thành phố Biên Hòa: Được quy hoạch phát triển khu công nghiệp với diện tích 1.412 ha, tiếp tục trở thành đô thị trung tâm của tỉnh, tập trung phát triển dịch vụ và du lịch kết hợp cảnh quan sông Đồng Nai.
  • Huyện Thống Nhất: Diện tích quy hoạch khu công nghiệp là 976 ha.
  • Huyện Xuân Lộc: Quy hoạch khu công nghiệp với diện tích 609 ha.

Lĩnh vực phát triển

Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường và các ngành công nghiệp phụ trợ. Những ngành này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt, các khu công nghiệp sẽ được thiết kế theo mô hình khu công nghiệp xanh, với hệ thống xử lý nước thải và quản lý chất thải tiên tiến.

Hạ tầng và chính sách thu hút đầu tư

Hạ tầng giao thông kết nối các khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và nguyên liệu, giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp.

Đồng Nai cũng áp dụng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, bao gồm miễn giảm thuế, hỗ trợ thủ tục hành chính và cung cấp thông tin kịp thời cho nhà đầu tư. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Lời kết

Quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2030 không chỉ là một bước đi chiến lược trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh mà còn là cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Với vị trí địa lý chiến lược, tiềm năng phát triển lớn và các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Đồng Nai đang ngày càng khẳng định vị thế của mình là một trung tâm công nghiệp hiện đại và phát triển của cả nước. Hy vọng với bài viết trên, Meeyland đã giúp bạn nắm rõ được dự án quy hoạch khu công nghiệp Đồng Nai.

Viết một bình luận