Thép Xanh VAS và sứ mệnh phát triển bền vững

Công nghệ chế tạo ra Thép Xanh được xem là một cột mốc quan trọng trên con đường hướng tới việc cắt giảm lượng khí thải carbon từ ngành công nghiệp. Tập đoàn VAS là trong số ít những đơn vị có thể sản xuất được Thép Xanh tại Việt Nam. Vậy tập đoàn này đã trải qua hành trình như thế nào để đạt được chứng nhận phát triển bền vững? Hãy cùng Meeyland tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Thép Xanh

Ở phương pháp truyền thống, thép được sản xuất bằng cách nung chảy quặng sắt  và than cốc  trong lò cao ở nhiệt độ lớn. Vì vậy, ngành công nghiệp thép truyền thống thường thải một lượng lớn khí nhà kính rất khổng lồ.

Khác với phương pháp truyền thống, Thép Xanh là thép được sản xuất theo công nghệ mới mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đây được coi là cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp vốn thải ra khoảng từ 8 – 9% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.

Khái niệm Thép Xanh xuất hiện trên thế giới từ năm 2021 khi các nước sản xuất thép bắt đầu tính đến các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về phát thải, đặc biệt là tại châu Âu. Còn tại Việt Nam, sản phẩm này được chú ý nhiều hơn sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành vào năm 2020, có hiệu lực từ 1/1/2022.

Mặc dù có tên là Thép Xanh, nhưng kỳ thực loại thép này không hề có màu xanh, mà vẫn là màu ánh kim ở điều kiện nhiệt độ bình thường giống các loại thép truyền thống.Theo đó, từ “xanh” ở đây được hiểu là thân thiện với môi trường.

Thép Xanh - Giải pháp cho vấn đề cải thiện môi trường
Thép Xanh – Giải pháp cho vấn đề cải thiện môi trường

Các công nghệ sản xuất Thép Xanh

Công nghệ sản xuất thép đột phá bằng hydro

HYBRIT là viết tắt của từ Hydrogen Breakthrough Ironmaking Technology, chính là một trong những công nghệ tiên tiến để sản xuất Thép Xanh. Công nghệ này cho phép thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng hydro xanh, giúp giảm ít nhất 90% lượng khí thải carbon khi so với sản xuất thép truyền thống.

Chất lượng quặng sắt đầu vào cho các lò đốt sử dụng khí Hydro đòi hỏi trên 67% Fe và ít tạp chất, trong khi các lò cao hiện nay chủ yếu sử dụng loại quặng phẩm chất 62% Fe hoặc thấp hơn. Nếu trong quá trình sản xuất Hydro xanh sử dụng điện tái tạo, lượng khí phát ra giảm tới 98% so với phương pháp luyện thép truyền thống.

Trong đó, hydro có thể được sản xuất bằng nhiều cách, như điện phân – sử dụng dòng điện để tách nước thành oxy và hydro. Nếu dòng điện này xuất phát từ một nguồn tái tạo như gió hay năng lượng mặt trời thì hydro sản xuất ra sẽ được gọi là hydro “xanh” hoặc hydro “tái tạo”.

Ứng dụng công nghệ sản xuất Thép Xanh
Ứng dụng công nghệ sản xuất Thép Xanh

Lò đốt sinh khối

Nhiên liệu cho lò đốt này là khí sinh học (CO; H2; CH4,…) được tạo ra bởi quá trình phản ứng nhiệt phân trong môi trường yếm khí của các nguyên liệu sinh khối như gỗ, trấu, phụ phẩm nông nghiệp,…

Ngoài hai phương pháp sản xuất thép trên, các nhà máy thép có thể tính đến biện pháp mua tín chỉ carbon hoặc chôn lấp khí CO2, trồng thêm cây xanh, … để sản xuất Thép Xanh.

Tầm quan trọng của Thép Xanh

Trong cuộc đua phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) đến năm 2050, các doanh nghiệp sản xuất thép trên thế giới và Việt Nam nói riêng vẫn đang đi tìm giải pháp cho sản phẩm được gọi là Thép Xanh.

Luyện thép là ngành công nghiệp đóng vai trò không thể thiếu đối với nền kinh tế thế giới, song cũng là một trong những ngành thải ra nhiều khí nhà kính nhất. Theo ước tính của các tổ chức trên thế giới, sản xuất 1 tấn thép sẽ phái thải ra 1,8 – 2 tấn khí CO2. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Năm 2019, lượng CO2 còn nhiều hơn lượng khí thải trực tiếp từ các ngành như xi măng và hóa chất. IEA cũng cho biết, thép là ngành công nghiệp tiêu thụ than lớn nhất khi than cung cấp khoảng 75% nhu cầu năng lượng (không bao gồm Thép Xanh).Thậm chí, Bloomberg còn ước tính nhu cầu thép thế giới từ nay đến năm 2050 được dự báo tăng khoảng 20% so với hiện tại.

Nhu cầu thép ngày càng cao vì dân số tăng lên và mọi người đi du lịch nhiều hơn, xây thêm các tòa nhà chọc trời và lắp đặt nhiều tuabin gió hơn. Vì vậy, để tìm ra cách thức khử carbon trong quá trình sản xuất thép, một nguyên liệu không thể thiếu của công nghiệp hiện đại, sẽ là một trong những biện pháp giúp giảm bớt đáng kể khí thải CO2 nhằm đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Và Thép Xanh chính là câu trả lời cho những vấn đề nan giải trên.

Thép Xanh đề cập đến khái niệm luyện thép sử dụng các công nghệ tiên tiến và nguyên liệu “xanh” để giảm tối đa lượng khí CO2 trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, việc công nhận một sản phẩm Thép Xanh đòi hỏi cả quá trình sản xuất thép trực tiếp và quá trình sản xuất nguyên, nhiên liệu đầu vào (như điện, khí) đều không có phát thải.

Tại Trung Quốc, Baowu – nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới đã cam kết đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang bắt đầu phát triển công nghệ hydro như một cách để cắt giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất.

Tại Ấn Độ, công ty thép Tata cũng đã phát triển mô hình tương tự, mà họ gọi là quy trình HIsarna. Mặc dù quy trình này vẫn sử dụng than, nhưng hãng tuyên bố rằng họ có thể giảm lượng khí thải xuống chỉ còn 20%.

Các chuyên gia dự đoán, chi phí sản xuất và giá thành “thép xanh” sẽ đắt đỏ hơn thép thông thường. Tuy nhiên, sản xuất Thép Xanh chính là hướng đi mang ý nghĩa sống còn cho ngành công nghiệp thép trong tương lai.

Những khó khăn khi sản xuất Thép Xanh

Trong bối cảnh chính phủ các nước đưa ra khá nhiều quy định mới cũng như thuế carbon để cải thiện môi trường, sản xuất Thép Xanh là một mục tiêu vừa mang ý nghĩa sống còn cho ngành công nghiệp thép vừa góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ để sản xuất Thép Xanh lại không hè đơn giản.

Chi phí

Trên thực tế, để có một cuộc “lột xác” thành công trong ngành thép không hề dễ dàng. Việc chuyển đổi công nghệ đồng nghĩa với việc tốn một khoản tiền vô cùng lớn. Đồng thời, nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các công nghệ mới này cũng cần đủ lớn và giá thành phải chăng.

Theo các chuyên gia ngành thép, hiện tại công nghệ sản xuất Thép Xanh bằng hydro trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chi phí rất đắt.

Trong một báo cáo công bố hồi tháng 5, Ngân hàng Morgan Stanley cho biết khoản đầu tư cần thiết để khử carbon trong ngành Thép Xanh châu Âu (sử dụng giải pháp hydro xanh) có thể vượt quá 1.200 USD/tấn công suất. Với một công ty thép sản xuất trung bình 5 triệu tấn mỗi năm, con số đó tương đương khoảng 6 tỷ USD chi phí vốn. Ước tính việc chuyển sang sản xuất Thép Xanh bằng hydro tại châu Âu cần khoảng 130 tỷ USD, sản lượng điện của khu vực cần tăng thêm 8% và công suất hydro xanh phải hơn 5 triệu tấn.

Với giải pháp chôn lấp carbon, theo Tiến sĩ Lương Quang Huy, Trưởng phòng Cục Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, hiện nay trên thế giới mới có một vài quốc gia áp dụng với chi phí không hề rẻ 150 – 160 USD/tấn CO2. Như vậy, để sản xuất 1 tấn Thép Xanh, các doanh nghiệp phải bỏ ra 300 – 320 USD (tương đương gần 7 triệu đồng) cho việc xử lý khí carbon. Tuy nhiên, đó chưa phải là con số cuối cùng bởi còn nhiều biến số khác, nhất là nếu áp dụng tại Việt Nam khi chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Thiếu nguồn cung nguyên vật liệu

Theo số liệu của Trung tâm Thông tin Khoáng sản Quốc gia Mỹ, trên thế giới nguồn cung quặng sắt chất lượng trên 67% chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại đa phần là quặng sắt 62% hoặc thấp hơn. Trong khi đó, nhu cầu thép thế giới năm 2022 khoảng 1,8 tỷ tấn. Như vậy, nếu sản xuất Thép Xanh với công nghệ sử dụng khí hydro thì chỉ có thể cho sản lượng khoảng 180 triệu tấn.

Với phương pháp sử dụng khí hydro, có hai câu hỏi lớn đặt ra liệu rằng có đủ nguồn cung khí và quặng sắt chất lượng cao hay không và giá thành có đủ hấp dẫn để cân bằng giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng không?

Hơn nữa, để sản xuất nguyên liệu hydro đòi hỏi lượng tiêu thụ điện lớn nhưng nếu dùng điện than thì vẫn bị tính là có phát thải carbon gián tiếp. Ngoài ra, đặt trong bối cảnh nguồn cung điện chưa ổn định vào những giai đoạn cao điểm mùa hè, việc sản xuất hydro xanh càng là bài toán hóc búa.

Vấn đề tương tự đang được đặt ra với phương pháp sản xuất Thép Xanh bằng khí sinh khối bởi đòi hỏi lượng lớn nguồn cung khí đốt. Điều này đặt ra thách thức trong việc phân loại rác thải và phụ phẩm vì mất nhiều thời gian.

Yếu tố khách hàng

Bên cạnh vấn đề trong sản xuất, các công ty thép cũng phải đối diện với việc liệu khách hàng có sẵn sàng trả mức giá cao hơn nhiều so với thép thông thường để sử dụng Thép Xanh không. Điều này có lẽ phụ thuộc nhiều vào nhận thức bảo vệ môi trường và ngân sách của khách hàng.

Điển hình như tại hai thị trường Mỹ và EU, mức độ sẵn sàng chi tiền cho Thép Xanh rất khác nhau. Theo trang Fastmarkets, ở châu Âu, nhu cầu Thép Xanh cao hơn rất nhiều so với Mỹ. Các công ty thép châu Âu đã bắt đầu theo đuổi con đường này – bán Thép Xanh với giá cao hơn.

Chiều ngược lại, ở thị trường Mỹ người mua hiện không mặn mà với việc trả nhiều tiền hơn cho Thép Xanh so với nước châu Âu. Sự thiếu nhiệt tình này một phần là do trước đây, giá thép ở Bắc Mỹ và các thị trường châu Mỹ khác liên tục đạt ngưỡng kỷ lục. Giá thép tăng cao trong năm 2022 đã khiến một số người mua ở Mỹ phải trả nhiều hơn gấp 4 lần so với những năm 2019 – 2020.

Thực trạng sản xuất Thép Xanh tại Việt Nam

Bên trên chính là những khó khăn nói chung của ngành thep trên toàn thế giới khi muốn chuyển sang sản xuất Thép Xanh. Vậy còn ở Việt Nam thì sao, các tập đoàn thép ở Việt Nam sẽ đối mặt với những khó khăn trên như thế nào?

Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đồng thời là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, nhận định: “Dường như việc đạt được mục tiêu xanh hoá ngành thép đến năm 2050 vẫn còn khá xa vời. Chi phí đầu tư sản xuất Thép Xanh có thể đắt gấp 4- 5 lần bình thường”.

Tuy nhiên, theo ông đây là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp cần phải theo đuổi bởi thế giới đang đặt ra những quy chuẩn khắt khe về khí thải, đặc biệt là tại châu Âu.

Ở giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp thép đang dần thích nghi và chuẩn bị những bước đầu tiên cho quá trình sản xuất Thép Xanh thông qua việc tối ưu quy trình  và áp dụng kinh tế tuần hoàn.

“Công nghệ hiện tại chưa giảm được nhiều việc sử dụng than ở các lò cao. Do đó, hiện tại Hoà Phát giảm phát bằng việc tối ưu hoá sản xuất, tận dụng nguồn nhiệt và khí dư để phát điện. Hiện chúng tôi tự chủ 80% nguồn điện bằng năng lượng tái tạo và tận dụng nhiệt, khí dư. Một số phụ phẩm khác như sỉ từ lò cao nghiền ra để dùng cho ngành xi măng. Khi sử dụng phụ phẩm này thì ngành xi măng bớt đi một công đoạn nung clinker gây phát thải. Ngoài ra, chúng tôi cũng tuần hoàn sử dụng nước, không thải ra môi trường”, ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát nói.

Đại diện công ty sản xuất thép lớn nhất Việt Nam nói thêm đơn vị này cũng đang làm việc với một số tổ chức để tính đến phương án chôn lấp carbon nếu tất cả giải pháp đã dùng đều không tối ưu về mặt hiệu quả.

Ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam, cho biết công ty cũng đang lên kế hoạch đầu tư thêm công nghệ để tận dụng nhiệt và khí dư phát thải từ lò cao để sản xuất điện. Ngoài ra, công ty sử dụng công nghệ lò điện (EAF) giúp giảm phát thải khoảng 50% so với công nghệ lò cao ở mức khoảng 1 tấn CO2 cho 1 tấn thép.

Trong tương lai, ông Thảo kỳ vọng với việc điện tái tạo Việt Nam phát triển mạnh mẽ cùng với các công nghệ mới giúp chi phí sản xuất thép xanh bằng Hydro trở nên rẻ hơn thì người tiêu dùng dễ chấp nhận với giá bán của Thép Xanh.

Thực trạng sản xuất Thép Xanh tại Việt Nam
Thực trạng sản xuất Thép Xanh tại Việt Nam

Thép Xanh VAS đạt chứng nhận phát triển bền vững (EPD)

Chứng nhận EPD

EPD (tên đầy đủ tiếng Anh là Environmental Product Declaration) là một hồ sơ hoàn chỉnh, được các nhà sản xuất soạn theo các tiêu chuẩn quốc tế (như ISO 14025, EN 15804 …). 

EPD là chứng nhận quốc tế về tác động môi trường trong vòng đời của sản phẩm. Nó áp dụng thông tin có thể xác minh và chính xác để khuyến khích các nhà sản xuất sản xuất các sản phẩm có ít tác động tiêu cực hơn đến môi trường.

Một sản phẩm từ khi bắt đầucho đến khi được xử lý hoàn toàn hoặc được tái chế có nhiều ảnh hưởng đối với môi trường: từ ảnh hưởng được biết đến rộng rãi nhất là vấn đề nóng lên toàn cầu do khí nhà kính, cho đến những ảnh hưởng như phì dưỡng (sự tăng trưởng bất thường của các sinh vật dưới nước, chẳng hạn như tảo, do mật độ quần thể động vật dưới nước giảm), làm mỏng hoặc thủng tầng ozone, gây ra mưa axit, xói mòn bạc màu đất, giảm số lượng tài nguyên thiên nhiên và nhiều ảnh hưởng khác nữa… từ đó việc đánh giá EPD để có được là thông tin công bố về hiệu suất môi trường của sản phẩm là cần thiết.

Hành trình giành được chứng nhận EPD của Thép Xanh VAS

Theo đuổi mục tiêu ngành công nghiệp nặng “Xanh, Sạch” là một hành trình gian nan, đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên định, tầm nhìn chiến lược dài hạn, đầu tư toàn diện về công nghệ sản xuất, nguồn lực tài chính & đội ngũ nhân sự. 

Kiên định

25 năm kiên định với mô hình kinh tế tuần hoàn, Tập đoàn VAS vươn mình mạnh mẽ thành Top 3 Doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam.Thành lập năm 1998 tại Bình Dương, đến nay VAS Group sở hữu hệ thống 05 nhà máy luyện phôi và cán thép ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Công suất hàng năm lên tới 4,35 triệu tấn phôi thép và 2,5 triệu tấn thép xây dựng.

Tập đoàn là doanh nghiệp mở đường trong công cuộc xanh hoá ngành công nghiệp nặng, tiên phong sản xuất sản phẩm “Thép Xanh” với thép thanh vằn và thép cuộn.

Công nghệ sản xuất

Với công nghệ vượt trội, thép phế được “tái sinh” không ngừng nâng cao giá trị, chế tác thành các “Tác phẩm Thép Xanh VAS” mới nhưng vẫn đảm bảo tính linh hoạt và độ bền đặc trưng ban đầu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe: JIS (Nhật Bản); ASTM, J403 (Hoa Kỳ); BS4449 (Anh Quốc) và chứng nhận ISO 14001 về môi trường.

Thép Xanh VAS được hàng triệu khách hàng – đối tác trong và ngoài nước tín nhiệm cao bởi lợi ích thân thiện với môi trường nhờ công nghệ xử lý chất thải hiện đại hàng đầu thế giới kết hợp với lò điện cảm ứng quy mô bậc nhất từ Danieli (Ý) ứng dụng trong tái chế nguồn sắt, thép phế liệu.

Hình ảnh Tập đoàn VAS
Hình ảnh Tập đoàn VAS

Tầm nhìn, chiến lược dài hạn

Vòng lặp tuần hoàn bền vững của Thép Xanh VAS liên tục vận động, xây dựng nên những công trình kiến tạo mang giá trị tiếp nối và trường tồn theo thời gian. Đây cũng chính là khát vọng vươn Tầm của VAS Group: đưa giá trị Việt, bản sắc Việt đi khắp năm châu – Minh chứng đầy tự hào khi lá cờ thép VAS đã đại diện đất nước Việt Nam vươn cao hơn 10 thị trường quốc tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Cuba cho đến tận Thuỵ Sỹ, Guatemala (Trung Mỹ),… và cả Hoa Kỳ.

Với khách hàng, VAS kiên định thực thi định hướng “Thép Xanh”, mang đến sản phẩm thép đạt chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường và dịch vụ chất lượng cao.

Với đối tác, VAS xây dựng chữ “Tín” trong sản xuất – kinh doanh, bảo đảm sự trung thực, công bằng và minh bạch. Tập đoàn cam kết hài hòa các lợi ích giữa doanh nghiệp với cộng đồng và xã hội, giảm thiểu các tác động ra môi trường, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Đội ngũ nhân sự

Thấu hiểu việc tạo ra một thanh thép tốt phải được làm nên từ nền tảng phôi thép chất lượng, cũng như việc xây dựng một doanh nghiệp bền vững phải xuất phát từ Tâm, VAS Group luôn chú trọng tạo dựng một tập thể “vững vàng” với môi trường làm việc thân thiện, năng động.

Mỗi cá nhân của tập thể VAS được tôi luyện phẩm chất kiên định, bản lĩnh sẵn sàng vượt qua mọi thách thức và luôn vững tin trên con đường đã chọn. Nhân sự VAS vừa bản lĩnh, vừa sẵn sàng thay đổi để nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới, mang lại những giá trị tối ưu cho khách hàng.

Đây chính là nguồn sức mạnh to lớn đưa VAS Group vượt mọi chướng ngại, chinh phục những đỉnh cao mới. Vượt qua những biến động của thị trường, trong tháng 4/2023, VAS Group xuất khẩu thành công lô thép đầu tiên sang Mỹ, tô đậm sự nỗ lực đồng Tâm của doanh nghiệp thép hàng đầu Việt Nam trên con đường chinh phục thị trường khó tính bậc nhất thế giới.

Sau cùng, nhằm tăng cam kết “Xanh” hướng đến ngành Thép Xanh, Tập Đoàn VAS chủ động công bố các dữ liệu về nguyên liệu, tiêu thụ tài nguyên và chất thải đáp ứng các tiêu chí của EPD [Environmental Product Declaration – Tuyên bố sản phẩm môi trường]. Với thành tích ấn tượng, lượng khí CO2 phát thải trong sản xuất về mức dưới 750 kg, Tập Đoàn VAS trở thành một trong hai nhà máy thép tại Việt Nam đạt được chứng nhận này.

VAS đạt giải thưởng
VAS đạt giải thưởng

 

Lời kết

Trong bối cảnh chính phủ các nước đưa ra khá nhiều quy định mới cũng như thuế carbon để cải thiện môi trường, sản xuất Thép Xanh là một mục tiêu vừa mang ý nghĩa sống còn cho ngành công nghiệp thép vừa góp phần hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Việc dành được chứng nhận EPD của Thép Xanh VAS phần nào góp sức tôn vinh bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc, đúng với tên gọi “Vietnam Advance Spirit – Vươn cao tinh thần Việt”. VAS sẽ tiếp tục đồng Tâm đưa lá cờ thép VAS bay khắp năm châu, trở thành Thương hiệu quốc gia mang Tầm quốc tế.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của Meeyland! Hy vọng những thông tin và góc nhìn được chia sẻ đã mang đến cho bạn giá trị hữu ích và khơi gợi nguồn cảm hứng mới.

Viết một bình luận