SEO Link Building Checklist 2024: Bí mật không của riêng ai!

SEO

by Dũng Cá Xinh
2,4K lượt xem
SEO LInk Building Checklist 2023 - Bí Mật Không Của Riêng Ai
(2 bình chọn)
&
SEO Link Building Checklist

Chưa bao giờ Link Building lại trở nên dễ hiểu như những năm gần đây ^^!

Brian Dean, Matt Diggity cùng rất nhiều các cao thủ SEO đã có những bài viết rất chi tiết về Link Building. Gần đây, “Bộ não” Matthew Woodward cũng đã có nhưng chia sẻ rất chi tiết về vấn đề này trong các bài viết đăng trên Blog và các Groups SEO. 

Dựa vào kinh nghiệm ít ỏi và kiến thức hạn hẹp của bản thân, cùng những chia sẻ “cực kỳ giá trị” của Brian, của Matt và Matthew cùng một số cao thủ SEO trong và ngoài nước, em xin phép chắt lọc thành một bài chia sẻ về Link Building phù hợp giai đoạn cuối 2023 và đầu năm 2024. Với Checklist này, em hy vọng cả nhà có thể áp dụng trong việc triển khai các dự án SEO to nhỏ khác nhau ạ!

I - Chuẩn bị

Bắt đầu một chiến dịch Link Building mà không có sự chuẩn bị cũng giống như việc cho máy bay cất cánh mà không biết điểm đến! Xác định đích đến và xây dựng chiến dịch là điều vô cùng quan trọng!
Matthew WoodWard Avatar
Matthew Woodward
"Bộ não"

1 - Phân tích Backlink Profile

Lý do cho sự cần thiết trong việc phân tích Backlink Profile bao gồm:

  • Xem bạn đang có bao nhiêu Links
  • Xem các Links đó đến từ đâu
  • Xác định trang nào bạn cần đi Link
  • Xác định số lượng Backlinks cần xây

Phân tích Backlink kỹ đến mức “vạch lá tìm sâu” có thể tiêu tốn hàng chục giờ đồng hồ, nhưng thực sự là đáng giá. 

Matthew chia sẻ nên dùng Ahrefs để thực hiện công đoạn này. Brian Dean, Matt Diggity hay em thì thường dùng kết hợp AhrefsBacklink Blacklist.

Backlink Blacklist là gì? Backlink Blacklist (Linksthatrank.com/backlink-blacklist) là một trang web cung cấp danh sách các liên kết đen (backlink blacklist). Một backlink blacklist chứa danh sách các tên miền hoặc địa chỉ IP bị xếp vào danh sách đen vì liên kết không mong muốn, độc hại hoặc spam. Các công cụ quản lý website và nhà quảng cáo thường sử dụng các blacklists để ngăn chặn hoặc loại bỏ các liên kết không mong muốn từ các trang web khác, nhằm bảo vệ danh tiếng và hiệu suất của trang web của họ.
Dũng Cá Xinh và con trai chụp tại làng bán hương Thủy Xuân ở Huế (2022)
Dũng Cá Xinh
"Nông Dân Làm SEO"
The Backlink BLACKLIST giao diện trang chủ
Giao diện trang chủ của Backlink BLACKLIST

Những công cụ như Ahrefs hay Backlink BLACKLIST sẽ phân tích toàn diện Hồ Sơ Backlink (Backlink Profile) và đảm bảo sẽ không có Backlinks Xấu (Bad BLs) nào trỏ đến site của anh chị em!

Có những công thức và hướng dẫn chuyên sâu về Backlink Audit nhằm phân tích một cách đầy đủ nhất được chia sẻ trên khắp các diễn đàn, cả nhà hãy chọn những mô hình phù hợp nhất nhé!

Ahrefs cũng có bộ công cụ cực mạnh và nhất định anh chị em nên tìm hiểu hết cỡ để tận dụng hết sức mạnh!

2 - Xác định "Điểm đến" cho Chiến Dịch Link Building

Sau khi xem xét kỹ “máy bay” ở hiện trạng ra sao, giờ là lúc tìm “điểm đến” phù hợp nhất!

Điểm đến nên chính xác và có khả năng đo đếm để chiến dịch có thể đạt hiểu quả tối đa. 

Quan điểm cá nhân của em là không nên quá chú trọng vào những yếu tố của SEO mà cần đi sâu vào việc phát triển công việc kinh doanh hoặc tăng giá trị Brand. 

Đây là những mục tiêu rất thường được lựa chọn:

  • Đưa trang nào đó lên trang 1 Google
  • Tăng Organic traffic của trang mục tiêu
  • Tạo ra doanh thu từ Organic traffic (và đây mới là quan trọng nhất)

Xác định đúng mục tiêu, tạo ra lượng traffic khổng lồ vào các trang mục tiêu và tạo ra doanh số, đó chính là những tiêu chí để đánh giá chính xác anh chị em có đạt được ROI trong chiến dịch Link Building hay không!

ROI là gì? ROI là viết tắt của cụm từ "Return on Investment," trong tiếng Việt có thể hiểu là "Lợi nhuận từ đầu tư." Đây là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh để đo lường hiệu suất hoặc lợi ích mà một đầu tư cụ thể mang lại so với số tiền đã đầu tư vào nó. Công thức tính ROI đơn giản là: "ROI = Lợi nhuận ròng/tổng chi phí đầu tư" Trong đó: Lợi nhuận là số tiền thu được từ đầu tư sau khi trừ đi các chi phí liên quan. Chi phí đầu tư là số tiền đã đầu tư ban đầu vào dự án, sản phẩm hoặc hoạt động kinh doanh. Kết quả ROI thể hiện dưới dạng phần trăm, cho biết tỷ lệ lợi nhuận so với số tiền đầu tư. Nếu ROI là dương, có nghĩa là lợi nhuận vượt quá chi phí đầu tư, ngược lại, nếu ROI âm, đầu tư có thể không mang lại lợi nhuận mong đợi. ROI là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất đầu tư và hỗ trợ trong quyết định đầu tư tiếp theo trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính.
Dũng Cá Xinh và con trai chụp tại làng bán hương Thủy Xuân ở Huế (2022)
Dũng Cá Xinh
"Nông Dân Làm SEO"

3 - Xác định nên Build Links cho những Trang nào

Chắc chắn là không anh chị em nào muốn đi link cho tất cả các trang trên web của mình đúng không ạ? Thực ra phải nói thật với nhau là “KHÔNG THỂ” chứ không phải “KHÔNG MUỐN ^^”, bởi vì đi link tất cả các trang sẽ tiêu tốn nguồn lực, công sức, thời gian khổng lồ và nó không cần thiết.

Đây là cách mà Brian Dean và Matthew đều cùng quan điểm. Theo 2 đồng chí này thì cách xác định các trang cần đi link là:

  • Xác định những từ khóa đang nằm trong 3 trang đầu của Google
  • Chọn những từ khóa có tính thương mại cao và liên quan đến những sản phẩm ra tiền (ví dụ anh chị em bán Xe Đạp thì những Keywords về Xe Máy sẽ bị loại bỏ không thương tiếc)
  • Xác định trước 5 trang quan trọng nhất để đi links (5 chứ không nên nhiều hơn!)

Ahrefs hoặc Google Search Console sẽ hỗ trợ cực tốt trong mục này!

Kiểm tra thứ hạng từ khóa trong Google Search Console
Kiểm tra thứ hạng từ khóa trong Google Search Console

4 - Xác định "Link Gap" cho các Keyword mục tiêu

“Link Gap” (Khoảng cách Link) là số lượng links tối thiểu bạn cần để cạnh tranh với 3 vị trí đầu Google.

Tính toán được số lượng links cần thiết giúp cho cả nhà không lãng phí thời gian khi build quá nhiều (hoặc quá ít) link cho 1 trang nào đó. Con số chính xác sẽ giúp tiết kiệm thời gian (để còn đi cà phê với anh em ^^)

Ở phần này, Matt Diggity có chia sẻ cách triển khai, em áp dụng và thấy rất là OK:

  • Sử dụng Ahrefs hoặc Semrush để soi từ khóa mục tiêu
  • Xem hồ sơ backlinks của TOP 3 Google
  • Xác định loại Links tạo ra sức mạnh cho Rankings
  • Xác định bao nhiêu Links bạn cần có để cạnh tranh với TOP 3
Tính toán được số lượng Links cần để thi đấu, anh chị em có thể tính toán ra chi phí và ngân sách, cách đi để sẵn sàng ra trận!

5 - Tạo Sheet để dễ dàng quản lý

Bước cuối cùng trong hạng mục chuẩn bị chiến dịch Link Building này là tạo ra Sheet để theo dõi từng link.

Đừng vội vàng trong thời điểm này! Anh chị em cứ tạo một Sheet đơn giản dễ hiểu và dễ sử dụng nhất là được. Có thể dùng Notions, Lark,… và Drive Sheets vẫn rất lợi hại.

  • Đánh dấu ngày link được dựng (built)
  • URL của link
  • Pages chứa link
  • Anchor text của link
  • Domain Rating (hoặc Domain Authority) của Link
Anchor text trong SEO là gì? Anchor text trong SEO là đoạn văn bản có liên kết hyperlinks từ một trang web đến một trang web khác hoặc đến một tài nguyên khác trên cùng một trang web. Đây là phần văn bản có thể được nhấn mạnh hoặc được đặc biệt để khi người dùng nhấp vào nó, họ sẽ được dẫn đến trang hoặc tài nguyên mà liên kết đang chỉ đến. Anchor text thường là từ hoặc cụm từ clickable được sử dụng để liên kết giữa các trang web, và chúng có thể ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) của trang web, bởi vì các công cụ tìm kiếm sử dụng thông tin từ anchor text để hiểu về nội dung và ngữ cảnh của trang mà nó liên kết tới. Sử dụng anchor text phù hợp và liên quan có thể giúp cải thiện sự hiểu biết của các công cụ tìm kiếm về nội dung của trang web, từ đó tăng cơ hội được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Dũng Cá Xinh và con trai chụp tại làng bán hương Thủy Xuân ở Huế (2022)
Dũng Cá Xinh
"Nông Dân Làm SEO"
Simple Link Building Tracker #dungcaxinh
Một mẫu Link Building Tracker đơn giản - #dungcaxinh
  • Anh chị em có thể xem và sao chép mẫu Link Building Tracker đơn giản như ảnh trên tại LINK này!

Khá đơn giản đúng không ạ! Một mẫu đơn giản như vậy là đủ để track kết quả Link Building. 

Tuy nhiên:

  • Nếu anh chị em muốn build rất nhiều link thì nên dùng các công cụ chuyên dụng. 

Hầu như các bên làm dịch vụ Guest Post hoặc các Agency SEO đều sử dụng PitchBox để quản lý những chiến dịch build link vì nó giúp tự động hóa rất nhiều task trong checklist. 

II - Chọn Chiến Thuật Link Building Phù hợp

Sau khi đã có sự chuẩn bị cơ bản, giờ là lúc cả nhà cần tìm được những cơ hội ngon ăn để thực thi Link Building. Đây là phần tương đối phức tạp trong hạng mục đi Link. "Key" ở đây chính là chọn được "Chiến thuật đúng"!
Matthew WoodWard Avatar
Matthew Woodward
"Bộ não"

6 - Tìm ra Backlinks của đối thủ cạnh tranh

Phân tích Backlinks của đối thủ là một trong những chiến thuật được Matt ưu chuộng.

Tại sao?

Đây là đúc kết hơn 10 năm chinh chiến SEO của Matt và anh ý vẫn khẳng định chiến thuật này vẫn cực kỳ hiệu quả.

Cách thức triển khai:

  • Đầu tiên, Google các cụm từ khóa mục tiêu và nhìn vào 5 trang Top (từ 1 đến 5)
  • Sau đó dùng các công cụ như Ahrefs hoặc Semrush để export DATA về Backlinks của 5 đối thủ trên và cho vào drive SHEETS, có thể xem mẫu của Matthew TẠI ĐÂY

Bằng cách đơn giản này, anh chị em có thể lọc được các liên kết spam hoặc liên kết xấu, chỉ để lại DUY NHẤT những backlinks chất lượng.

Đoạn này hơi thủ công 1 tý, anh chị em buộc phải soi từng links để đánh giá chất lượng và trackings.

  • Phần này có nhiều Tutorial, mình sẽ tổng hợp một Tutorial về Phân tích Backlinks (Backlinks Analysis Tutorial) sớm và dẫn link vào đây để cả nhà tham khảo ạ.

7 - Tìm Broken Links để cập nhật

Đây là một hạng mục cũng rất lớn và cần một bài riêng để có thể nói rõ được. 

Có rất nhiều công thức và chiến thuật để triển khai, mình cũng sẽ biên tập một ví dụ về Broken Link Building để cả nhà tham khảo ạ.

Key của mục này chính là tìm được tiến trình hợp lý để có thể Scale chiến dịch ở quy mô lớn.

Tóm tắt của mục này sẽ gồm 4 bước:

  • Step #1 – Tìm các link chết (Broken links)
  • Step #2 – Đề xuất nội dung thay thế cho các link chết
  • Step #3 – Khéo léo dẫn liên kết về website bạn trên nội dung đặt trên các website thứ 3
  • Step #4 – Theo dõi và lặp lại tiến trình này
4 bước để xử lý Broken Link Building
4 bước để xử lý Broken Link Building
Wikipedia là một trong những trang VIP nhất để tìm Broken Links. Cơ hội để tìm ra Dead links và thay thế được bằng các links hữu ích xuất phát từ website của anh chị em là rất cao. Dẫn được link từ wikipedia về từ xưa đến nay vẫn là một trong những thức thách đáng thử nhất trong SEO. Lên được thành công và giữ không bị xóa là một cảm giác rất Yomost ạ ^^!
Dũng Cá Xinh và con trai chụp tại làng bán hương Thủy Xuân ở Huế (2022)
Dũng Cá Xinh
"Nông Dân Làm SEO"

Để tìm được các liên kết hỏng (broken links), có nhiều cách, trong đó có 2 cách phổ biến:

  • Sử dụng Ahrefs (Mất phí nhưng dễ dùng)
  • Sử dụng Check My Links extesion của Chrome (miễn phí nhưng khó dùng)
Check My Links extension của Chrome
Check My Links extension của Chrome

Mình thì chia sẻ anh em nên dùng Ahrefs vì nó sẽ tiết kiệm cả tấn thời gian (ton of time) vì đây là công cụ được thiết kế đặc biệt để làm những sự vụ như thế này rồi ^^: Nó chuyên nghiệp!

Mỗi khi tìm được một Broken Link ở trang web có liên quan, bước tiếp theo là xem cái link gãy này trước đây hình thù nó ra sao. Xem một nội dung trong quá khứ thì Wayback Machine (miễn phí) là lựa chọn tốt nhất cho đến bây giờ.

Wayback Machine: Cỗ máy trở về quá khứ
Wayback Machine: Cỗ máy trở về quá khứ

Nếu may mắn có một bản lưu lại của phần nội dung Broken Links, anh chị em hãy tạo ra một nội dung tương tự, hay hơn, hữu ích hơn, hợp thời hơn.

Sau khi chuẩn bị xong nội dung thay thế, hãy tìm mọi cách liên hệ với chủ sở hữu hoặc admin của web bên thứ 3 (nơi phát hiện ra broken links) để xin họ cho thay thế link chết bằng link mới vừa được anh chị em build.

8 - Tìm kiếm những Đề Cập Chưa Dẫn Link (Unlinked Mentions) liên quan đến Thương hiệu

Đây có lẽ là một trong những hạng mục dễ làm nhất nhưng hay bị bỏ qua.

“Unlinked mentions” (Đề Cập Chưa Dẫn Link) là những đề cập liên quan đến Brand của anh chị em trong một bài viết (article, blog) nhưng không dẫn link về web chính của anh chị em.

Ở phần này, công việc khá đơn giản:

  • Tìm ra những Unlinked Mentions
  • Liên hệ (email, call, giao tế,…) để xin họ cho dẫn link.

Ở Việt Nam có lẽ mọi người chưa quen, nhưng khi ra thế giới, hầu hết chủ sở hữu các website sẽ rất vui vẻ gắn link cho các Unlinked Metions khi nhận được đề xuất của bạn.

Theo kinh nghiệm của Matthew Woodward thì Unlinked Metions thường xuất hiện trong các bài viết chủ yếu do biên tập viên “quên dẫn link”. (Vì ai làm SEO chuyên nghiệp cũng sẽ hiểu, việc dẫn link đến website official của các Brand sẽ được tính điểm phần External links và tăng Trust bài viết rất cao).

Đây là một số cách để tìm được Unlinked Brand Mentions: Vào Google và tìm kiếm:

    •  Intext: ”brand name” -site:[your site]
    •  Intext: “Your Brand Name” + -site:yourwebsite.com
    •  Intext: yourwebsite.com + – site:yourwebsite.com

Đây là ví dụ cách tìm kiếm:

Cách tìm Unlinked Mentions bằng Google

Cách tìm Unlinked Mentions bằng Google

Dựa vào phần Meta Description, có khả năng cao là trong bài sẽ xuất hiện Unlinked Mentions. Thử vào trong xem sao.
 
Ví dụ về việc tìm ra Unlinked Mentions

Ví dụ về việc tìm ra Unlinked Mentions

Khá dễ đúng ko ạ?

Chiến thuật kiểu này sẽ không tiêu tốn chi phí cho anh chị em, nhưng nó tiêu tốn rất nhiều thời gian cũng như thử thách lòng kiên nhẫn một cách cao độ. Nếu như Brand chưa đủ lớn, có khi tìm mãi cũng không ra mất.

Tin vui là có một cách thức để Tự Động Hóa tiến trình tìm kiếm Unlinked Mentions này: Sử dụng Google Alerts!!!

Cú pháp Setup ví dụ: 

intext:”searchlogistics” OR intext:”search logistics”

advanced google alert setup

Bằng cách này, mỗi khi có ai đó nhắc đến Brand của anh chị em thì ngay lập tức sẽ có email gửi về thông báo và có thể dễ dàng xem các mentions này có được gắn link hay chưa?

Khi bạn càng lớn, càng nên để ý đến mục số 8 này nha!!!

9 - Tìm Website liên quan (Niche-Relevant Websites) để triển khai Guest Posting

Đây có lẽ là chiến thuật Build Link nổi tiếng nhất hiện nay. 

Và điều hay ho là: Chiến thuật này vẫn đang cực kỳ hiệu quả!!!

Guest post trong SEO là gì? Đây là một chiến lược mà một cá nhân hoặc một tổ chức viết và đăng bài viết trên một trang web hoặc blog khác mà họ không sở hữu. Thông thường, mục tiêu của việc viết bài đăng này là để xây dựng liên kết (backlink) từ trang web khác về trang web của mình để cải thiện độ uy tín và tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Quá trình guest posting thường bắt đầu bằng việc tìm kiếm các trang web hoặc blog có chủ đề tương tự hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của người viết. Sau đó, người viết liên hệ với chủ sở hữu của trang web đó và đề xuất việc viết bài đăng guest post. Khi bài viết được chấp nhận, họ có thể đưa liên kết trỏ về trang web của mình từ bài viết đó. Tuy nhiên, quan trọng là không nên lạm dụng chiến lược guest posting để spam hoặc cố gắng đạt được các liên kết không tự nhiên. Google và các công cụ tìm kiếm khác ngày càng chú trọng đến chất lượng của nội dung và liên kết, do đó, việc guest posting cần được thực hiện một cách tự nhiên, chất lượng và đảm bảo rằng nội dung được chia sẻ có giá trị thực sự đối với độc giả.
Dũng Cá Xinh và con trai chụp tại làng bán hương Thủy Xuân ở Huế (2022)
Dũng Cá Xinh
"Nông Dân Làm SEO"

Ý tưởng kinh điển cho Guest Post là: Website đối tác có bài viết hữu ích còn anh chị em thì có một Backlinks chất lượng: WIN – WIN!!!

Nên sử dụng Ahrefs hoặc Semrush để tìm những website chất lượng và có liên quan (cùng ngách). Lúc này chỉ số Domain Ratings và Organic Traffics sẽ đóng vai trò quan trọng! 

Dùng Ahrefs để soi các chỉ số như DR, Organic Traffics

Dùng Ahrefs để soi các chỉ số như DR, Organic Traffics

Guest Blogging đã không còn giống như những năm 2012 trở về trước. Hồi đó số lượng là quan trọng nhất nhưng cho đến nay: Chất lượng của Backlinks quan trọng hơn nhiều số lượng.

Có nhiều chiến thuật chi tiết về việc Guest Blogging và anh chị em có thể tham khảo và chọn một chiến thuật chi tiết để triển khai nhé. 

10 - Tìm những Trang Giá Trị Cao (High Value Pages) cùng Ngách (Niche)

Dẫn được link ở những trang giá trị cao vẫn là một cách “đi link” cổ điển vẫn còn hiệu quả trong 2023 – 2024.

Những links kiểu này rất giá trị vì chúng có:

  • Chung ngữ cảnh (Contextual)
  • Liên quan (Relevant)
  • Đến từ tên miền mạnh (Powerful Domains)

Đầu tiên, đừng bỏ qua những trang dạng tài nguyên (Resouce Pages): Đây là dạng trang mà Bloggers, Doanh nhân, KOC, KOLs thường liệt kê tài nguyên (công cụ, danh sách website, phần mềm,….) mà họ gợi ý cho Fan (hoặc Audience)

Tìm cách xuất hiện trong những trang tài nguyên dạng này là cách xây High Domain Authority Backlinks cực báo đạo và kiếm traffic cực đỉnh!

Hãy lên Google và tìm thử: 

    •  Inurl: [your niche] + resources
Cách tìm Resources Page

Cách tìm Resources Page

Google sẽ liệt kê ra cả tá những trang tài nguyên liên quan (đặc biệt liên quan đến ngách của anh chị em). Chi tiết triển khai mình sẽ biên tập một bài riêng.

Thế còn các trang dạng trang vàng, trang danh mục (Directories)? Ở thế giới hay ở Việt Nam cũng có vô số những website liệt kê dạng này. 

Có rất nhiều trang miễn phí hoặc mất chút phí để cho phép website của anh chị em được liệt kê lên. Hãy tùy vào ngân sách được cấp để chọn lựa các website phù hợp.

Có rất nhiều website dạng Directories trên thế giới và ở Việt Nam

Có rất nhiều website dạng Directories trên thế giới và ở Việt Nam

Cú pháp tìm kiếm trên Google:

    •  Inurl:[your niche] directory
Ví dụ tìm trang Directory về du lịch

Ví dụ tìm trang Directory về du lịch

Vào từng trang và xem liệu có thể đăng thông tin (kèm website) của anh chị em lên đó không? 

Ví dụ về 1 trang Directory

Ví dụ về 1 trang Directory

Có rất nhiều danh sách dạng Directory hay trang vàng để anh em tham khảo (mất phí hoặc miễn phí), mọi người tìm ở các hội nhóm là có đủ hết đó ạ. 

III - Đánh giá danh sách Website (trước khi Pitching)

Kiểm soát chất lượng là một phần quan trọng trong Link Building. 

Tại sao?

Rất đơn giản: Mọi cách thức xây dựng Link Building thủ công đều vi phạm chính sách của Google!!!!

Link Building thủ công là vi phạm chính sách Google

Link Building thủ công là vi phạm chính sách Google

Nếu các bạn build link  chất lượng kém, rủi ro lớn nhất là dính Google penalty. Và xin hãy tin lời của mình, nếu đã dính Google penalty thì fix không đơn giản đâu, trừ khi anh chị em có đủ nguồn lực, sự kiên nhẫn và cả may mắn (do các cụ gánh còng lưng) nữa ạ ^^

Vì thế, để an toàn thì hãy chỉ nên xây Link chất lượng cao. 

Luôn nhớ KIỂM TRA và ĐÁNH GIÁ thật kỹ từng Website trước khi triển khai đi link trên đó!!!

À, nói về Google Penalty, anh chị em có thể tham khảo một Case cứu kinh điển do chính Team của Matthew thi triển: 

11 - Chắc chắn là các Website có liên quan đến nhau

Chắc chắn là anh chị em sẽ chỉ muốn Build Links trên các trang liên quan đúng không ạ?

Điều này có nghĩa là gì?

Ví dụ anh chị em có một Website chuyên bán Cây Cảnh Trong Nhà.

Nếu anh chị em đi link trên một Blog chuyên về buôn bán Phụ Kiện Ô Tô, có lẽ lĩnh vực 2 trang này không có liên quan gì đến nhau. Lúc này đường link mà bạn xây sẽ không có nhiều tác dụng, đôi khi còn bị tính là spam…

Mà khi đã bị tính làm spam, thì ối dời ơi ngay với Google! 

Google Penalty

Google Penalty

Vì vậy…

Luôn chắc chắn có sự liên quan nhất định giữa Website của anh chị em và Website đi link!!!

12 - Kiểm tra điểm Authority

Luôn ưu tiên xây link từ những Website có điểm Authority cao.

Một link đến từ Website có điểm Authority cao (ví dụ như https://vnexpress.net/) sẽ có giá trị cao hơn rất nhiều một link đến từ Blog mới lập. 

Một link đến từ Web có điểm Authority cao sẽ tốt hơn nhiều link đến từ những trang có điểm Authority thấp!

Một link đến từ Web có điểm Authority cao sẽ tốt hơn nhiều link đến từ những trang có điểm Authority thấp!

Link dẫn từ trang có Authority cao sẽ giúp tăng DA (Domain Authority) trang của bạn và hỗ trợ cho việc tăng Rankings tổng thể. 

Có rất nhiều công cụ để đo điểm Authority, với mỗi trang thì cách gọi có thể hơi khác nhau một chút. Ví dụ:

  •  Moz – Domain Authority
  •  Ahrefs – Domain Rating
  •  Semrush – Authority Score
  •  Majestic – Trust Flow & Citation Flow
Trong các công cụ trên, mình thường hay sử dụng chỉ số Domain Rating của Ahrefs, rất tín!!! Tuy nhiên, mình cũng thấy có khá nhiều anh chị em sử dụng chỉ số DA của MOZ. Cơ bản thì công cụ nào cũng có ưu nhược riêng, mình dùng Ahrefs chủ yếu vì cơ sở dữ liệu của Ahrefs khá ổn và được cập nhật khá thường xuyên. 
Chỉ số Domain Ratings trên Ahrefs

Chỉ số Domain Ratings trên Ahrefs

Ahrefs là một công cụ mất phí (nhiều phí là đằng khác). Nếu anh chị em muốn Free, thì có thể dùng công cụ miễn phí của Moz (domain analysis tool)

Công cụ check Domain Authority miễn phí của Moz

Công cụ check Domain Authority miễn phí của Moz

Tin vui: Ahrefs cũng đã chia sẻ một công cụ Check Website Authority miễn phí tại địa chỉ: https://ahrefs.com/website-authority-checker, anh chị em có thể tham khảo ạ!!!!

13 - Kiểm tra Backlink Blacklist

Tiếp theo, anh chị em cần kiểm tra xem các Website chuẩn bị đi link có nằm trong danh sách đen (Backlink Blacklist) không nhé!

Cách kiểm tra Backlink Blacklist

Cách kiểm tra Backlink Blacklist

Backlink Blacklist là gì?  Trong khuôn khổ bài viết này, Backlink Blacklist là một công cụ đến từ Website LinksThatRank. Công cụ này có cơ sở dữ liệu khoảng 80,000 tên miền đã bị đánh dấu “blacklisted” trong hạng mục Link Building. 

Tất cả những Domains có trong bảng Phong Thần này đều sẽ tạo ra rắc rối với Google nếu anh chị em cố tình dây dưa! 

Hãy điền tất cả danh sách Website mục tiêu để đi links và công cụ để kiểm tra và gần như ngay tức thì anh chị em sẽ thấy những website đó có bị đánh dấu vào “Sổ Nam Tào” hay chưa nhé ^^!

LinksThatRank cũng rất chu đáo khi cung cấp đầy đủ bằng chứng và nguyên do giải thích cho việc Tên Miền nào đó “may mắn” được góp tên vào danh sách này ^^

Kết quả kiểm tra Backlink Blacklist

Kết quả kiểm tra Backlink Blacklist

Đây là một công cụ Free và chẳng tội gì mà chúng mình không xài tẹt ga đi!!!

14 - Đảm bảo các Website đi Link phải có Traffic tự nhiên

Theo kinh nghiệm SEO nhiều năm của mình thì đây là một trong những yếu tố “cực kỳ quan trọng” để chọn 1 website đi link! 

Một website có Organic traffic (Lưu lượng tự nhiên) sẽ luôn được Google tin tưởng!!! Organic Traffic đều đặn hoặc tăng trưởng đều qua hàng tháng là điều kiện tuyệt vời!

Không có con số cụ thể, bao nhiêu Organic Traffic 1 tháng là tốt. Nhưng dĩ nhiên càng cao thì càng tốt và tối thiểu thì nên không thấp hơn 500 1 tháng.

Cả Ahref và Semrush đều có các mục thống kê Organic traffic của từng Website:

Soi Organic Traffic bằng Ahrefs

Soi Organic Traffic bằng Ahrefs

Soi Organic Traffic bằng Semrush

Soi Organic Traffic bằng Semrush

 
Thao tác này không mất nhiều thời gian và cũng không yêu cầu kỹ thuật gì, tuy rất dễ dàng nhưng tác dụng lại cực kỳ “bá đạo”!!!

15 - Kiểm tra các Website đi link không phải là một thành phần của kỹ thuật Link Farm

Link Farm trong SEO là gì? Link Farm đơn giản là cách tạo ra hàng loạt Website chỉ để phục vụ cho việc xuất bản Backlinks. 

Đối với các Website sinh ra bằng kỹ thuật Link Farms, tốt nhất là nên tránh xa! Có những Websites có cả vạn bài viết cũng như links nhưng Organic Traffic gần như bằng 0, đây là dấu hiệu điển hình của một website thuộc Link Farm!

Website sinh ra bằng kỹ thuật Link Farm

Website sinh ra bằng kỹ thuật Link Farm

Khỏi cần dùng quá nhiều công cụ, đôi khi chỉ cần nhìn thoáng qua là biết một Website có phải Link Farm hay không: Nhiều content, vô số backlinks và không có traffics!!!

Và đừng dây vào đống Link Farm này, đó là một cách tự sát đó!!!

Backlinks from link farms are like a death sentence for SEO! (Backlinks đến từ các Link Farms chẳng khác gì Án tử hình trong SEO!"
Matthew WoodWard Avatar
Matthew Woodward
"Bộ não"

16 - Đảm bảo nội dung của trang đi link phù hợp với Bộ Tiêu Chuẩn Chất Lượng của anh chị em!

Bước kiểm soát cuối cùng trong hạng mục này chính là kiểm tra sự liên quan và tuân thủ Quality Standards (Bộ Tiêu Chuẩn Chất Lượng) của anh chị em!

Chắc chắn anh chị em không muốn có link đến từ một website có cả tấn nội dung Spam!!!

Chính sách Spam của Google

Chính sách Spam của Google

Những tiêu chí về Content của Website đi link RẤT NÊN đảm bảo:

  • Liên quan đến Khách hàng của anh chị em 
  • Được viết chỉn chu 
  • Không bị đánh giá là SPAM

Hiểu nôm na là anh chị em cứ đọc thử vài bài, xem có viết bằng AI không, nội dung có trùng lặp nhiều không, viết có kiểu spam cho có không, câu cú nội dung có nghĩa không,… Thề là có những website đọc 1 bài xong là “tiền đình” luôn, không hiểu viết bằng cách gì (Google Dịch hay là ChatGPT lúc nó bị “vô tri” ^^) 

IV - Tạo nội dung cho Link Building

Nếu như theo TO DO LIST ban đầu, chúng ta đã qua được 3 hạng mục quan trọng:

  • Xác định danh sách Website để đi Link 
  • Tìm những cơ hội Build Links
  • Kiểm soát chất lượng các Website đi links

Và bây giờ là hạng mục thứ 4:

  • Chọn phương thức Link Building và triển chiêu ^^

Hầu hết các chiến thuật Link Building đều liên quan đến việc tạo ra nội dung cho các Website Đi Link. 

Điều quan trọng là phải tạo ra những nội dung chất lượng cao để đảm bảo tuân thủ các bộ tiêu chuẩn, cũng như không gây rác cho các Website đi link nhé!

Nội dung TỐT vs nội dung TỒI

Nội dung TỐT vs nội dung TỒI

Hạng mục số IV này sẽ đảm bảo anh chị em chỉ tạo ra những Content chất lượng, làm vui lòng cả người đọc lẫn chị đại Google!!!

17 - Chọn các chủ đề (Topic) gần gũi Website đi Link

Việc đầu tiên chắc chắn là chọn chủ đề đề viết bài!

Chủ đề cần liên quan và đặc biệt hấp dẫn đối với độc giả!

Cách chọn chủ đề có nhiều, nhưng nên tựu chung lại 2 ý chính:

  • Cái gì mà bạn là một chuyên gia (expert)
  • Cái gì mà độc giả muốn đọc 
  • Chủ đề cần liên quan đến tổng thể trang web đi link!!!!

Kết hợp 3 yếu tố trên lại, cả nhà sẽ tạo ra được những chủ đề “kinh điển”! 

Tips hạng nặng: Cố gắng nội dung có chứa Keywords ở Title hoặc anchor text!!!

Link dẫn về Website đích của anh chị nên chứa Keywords! Nghe rất đơn giản nhưng thực ra hiệu quả đem lại cực kỳ ấn tượng!!!
Matthew WoodWard Avatar
Matthew Woodward
"Bộ não"

18 - Tuân thủ bộ Guidlines của trang đi Link

Hầu hết các Website đều có bộ Guildlines nội dung.

Thông thường các admin quản lý sẽ đưa cho anh chị em các bộ Guildlines trước khi cho phép anh chị em tạo nội dung, thông qua các phần ĐỌC KỸ trước khi ĐĂNG BÀI. 

Ví dụ về Content Guildlines

Ví dụ về Content Guildlines

Theo kinh nghiệm của nhiều cao thủ SEO: Anh chị em nhất định phải tuân thủ bộ Guildline bằng mọi giá!

Chắc chắn chẳng ai muốn tốn công tạo ra những Content kinh điển nhưng lại bị từ chối đăng vào phút chót chỉ vì làm sai bộ Quy tắc hướng dẫn!

19 - Sử dụng những Keywords liên quan trong các Anchor Text

Anchor text tạo ra những hiệu quả đáng kinh ngạc cho mỗi liên kết!!! Đặc biệt trong phạm trù SEO!

Anchor text như anh chị em đều biết chính là những cụm từ có thể click được (có gắn siêu liên kết hyperlink). Nó giúp cho người đọc:

  • Đây là 1 cụm từ có liên kết
  • Liên kết này có ý nghĩa gì
  • Liên kết này sẽ liên quan hoặc giải thích rõ hơn cho cụm từ anchor text này

Google cũng sử dụng anchor text như một chỉ số để hiểu nhanh nội dung của trang đích. Và Google lúc nào cũng đánh giá cao những anchor text chứa keywords!

Đối với mọi kỹ thuật Link Building, anh chị em cần chắc chắn Anchor Text phải có Keywords liên quan đến trang mà nó dẫn đến và Keywords đó là cụm từ bạn muốn có rankings! 

Nhưng, nhất định nó phải thực sự tự nhiên chứ không phải bị nhồi nhét một cách thô bạo ^^!

  •  

Thường không có một công thức ma thuật duy nhất nào cho việc sử dụng và chọn lựa Anchor text. Mỗi từ khóa mục tiêu đều rất khác nhau. Rất may là các cao thủ SEO đều có những bài viết cực hay để anh chị em ta có thể “học mót” một cách freely ^^!

20 - Hãy tạo ra những nội dung CHẤT LƯỢNG và UNIQUE!

Nội dung TỐT là như thế nào?

Đơn giản thôi: Unique (Độc nhất) và High Value (Có giá trị cao)

Google cực kỳ thích nội dung Unique. Nếu chỉ là đơn giản “xào nấu” những kiến thức đã được viết ra trước đó thì anh chị em ta không nên kỳ vọng nhiều. Cố gắng đưa những ý kiến chuyên gia và trải nghiệm cá nhân vào nội dung!!!

Một nội dung tươi mới và khác biệt, cùng với văn phong mang đậm màu sắc cá nhân sẽ được ưu tiên theo kiểu “NHẤT HẠNG!” ^^!

Một content hay cũng nên có chiều sâu và bao trùm được TOPIC đã chọn!

Và một điều rất rất quan trọng là độc giả không nên phải đi bất cứ chỗ nào khác chỉ để tìm hiểu sâu hơn về những gì anh chị em đang chia sẻ!!!

Tips: Cố gắng thêm nhiều ảnh liên quan và nhúng Videos để minh họa nội dung. Nếu đó là những nội dung mang thương hiệu của anh chị em, nội dung sẽ được cộng điểm rần rần!!!
Matthew WoodWard Avatar
Matthew Woodward
"Bộ não"

21 - Thêm Internal Links trong trang đích

Luôn luôn thêm tối thiểu 1 Liên kết nội bộ (Internal link) ở trang đích. Google cực kỳ “yêu” liên kết nội bộ, đơn giản vì:

  • Internal Links giúp Google crawl (cào cào) website dễ hơn ^^
  • Giúp cho người đọc có thêm những khoang thông tin mà họ muốn đào sâu hơn mà không cần đi ra các website nào khác.
  •  
Liên kết nội bộ rất quan trọng!

Liên kết nội bộ rất quan trọng!

Như ảnh trên, anh chị em có thể thấy tầm quan trọng của Internal Links:

  • Tác dụng về Indexing: Liên kết nội bộ giúp Google dễ dàng tìm kiếm nội dung và lập chỉ mục.
  • Tác dụng về Rankings: Liên kết nội bộ giúp Google hiểu về tầm quan trọng của trang đích trong tổng thể website.
  • Tác dụng về Earnings: Sử dụng liên kết nội bộ giúp gia tăng traffic trực tiếp đến những trang cần CHUYỂN ĐỔI (converting pages).

Trang đích nên có liên kết nội bộ đến những trang liên quan khác cùng Website, rất đơn giản đúng không ạ!!!!

Tips: Internal Links luôn được đánh giá cao hơn hẳn External Links. Chúng giúp tăng Time Onsite cho Web và giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề cần tìm kiếm trong phạm vi duy nhất Website của các bạn mà không cần đi đâu khác!!!
Matthew WoodWard Avatar
Matthew Woodward
"Bộ não"

22 - Nên có 1 External Links ở trang đích!

Có Internal link rồi, thế có nên có External link (Liên kết ra ngoài) không ạ? Câu trả lời của mình và các cao thủ SEO là: NÊN!

Đơn giản thôi ạ ^^

Mọi bài viết có dẫn chứng và nguồn trích dẫn uy tín sẽ luôn được Google + điểm uy tín!!!

Phân biệt về Internal Links và External Links

Phân biệt về Internal Links và External Links

Internal links là những link đến từ chung 1 domain còn External links đến từ những domain khác nhau!

Lý do quan trọng nhất cho việc có tối thiểu 1 external links ở trang đích là tạo ra sự TỰ NHIÊN! Không ai muốn Google hiểu trang đích sinh ra chỉ để làm Target Pages cho 1 kỹ thuật Link Building thuần túy! 

Nếu không có external links mà suốt ngày chỉ có link nội bộ, có một ngày đẹp trời anh chị em có thể tạo ra một cảm giác “bất thường” với cả Google và độc giả!!!

23 - Đảm bảo bài viết nên tối thiểu có 2000 từ (tiếng Việt)

Hầu hết các chuyên gia SEO đều đồng ý một bài viết < 1000 từ trong tiếng Anh và < 2000 từ trong tiếng Việt thường không giải thích được hết vấn đề và dễ dính lỗi Thin Content (nội dung mỏng)

Sự khác nhau giữa nội dung ngắn và nội dung dài

Sự khác nhau giữa nội dung ngắn và nội dung dài

Không như sự nổi lên của các nội dung ngắn trong các nền tảng Videos (Tiktok, Facebook Reels, Youtube Shorts,…), Google vẫn đang ưu tiên những nội dung tương đối dài, đủ để cung cấp hết các giá trị cho độc giả. Trang đích của mọi kỹ thuật Link Building cũng nên đáp ứng tiêu chí này!!!

2000 từ là một con số tương đối, thường các bạn team của mình sẽ viết 3000 – 4000 từ nếu cần thiết!

Nội dung dài thì rất tốt nhưng sau khi ChatGPT ra đời, rất nhiều Content Writer lạm dụng AI để sản sinh ra những Content dài nhưng cực kỳ "lan man"! Những nội dung kiểu "bôi ra" thế này chỉ đem lại những cảm giác bực bội và phản cảm, đương nhiên sẽ giảm trải nghiệm người dùng và chẳng đem lại Value nhiều cho nội dung!!! Dài khi cần dài và tốt nhất là nên vừa đủ!!!
Dũng Cá Xinh và con trai chụp tại làng bán hương Thủy Xuân ở Huế (2022)
Dũng Cá Xinh
"Nông Dân Làm SEO"

24 - Đảm bảo Nội dung nhìn "Đáng Yêu"

Không nên đánh giá thấp một nội dung “dễ nhìn” và “chỉn chu”!

Thời điểm 2024 này, chắc chắn chẳng ai muốn đọc một bài lê thê và nhìn toàn chữ là chữ, đặc biệt là không biết cách trình bày dễ nhìn!

Những nội dung tốt dễ nhìn còn dễ dàng giúp tăng Rank. Có nhiều Thống kê về Link Building chứng minh: Nội dung dễ nhìn sẽ khiến cho người đọc dành nhiều thời gian trên trang hơn!

Thống kê!

Thống kê: Những dạng bài viết dài (3000 từ) có liên kết trung bình nhiều hơn 77,2% so với các nội dung ngắn!

Có một số tips rất hay có thể tham khảo:

  • Cấu trúc nội dung có Tiêu Đề (Title) và các Đầu mục (Headings)
  • Nên sử dụng các câu và đoạn văn ngắn (cách này lách các công cụ check nội dung viết bằng AI cực hiệu quả ^^)
  • Sử dụng bullet points để liệt kê (như mình đang dùng)
  • Sử dụng nội dung đa phương tiện (Multimedia: Ảnh, video, graphics)
  • Không quên External links và Internal links 

Tham khảo thêm 

Tham khảo thêm Inforgraphic về SEO Copywriting

Tham khảo thêm Inforgraphic về SEO Copywriting

Mục tiêu của 18 Seo Copywrighting Hacks trên là để Độc giả có khả năng tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ NHANH NHẤT CÓ THỂ!!!!

18 SEO Copywriting ở trên có thể được gọi là Kim Chỉ Nam cho mọi cách phát triển bài viết! Đây là những kỹ thuật mà Matthew Woodward chia sẻ, cũng như sử dụng liên tục trong suốt 2023!!!
Dũng Cá Xinh và con trai chụp tại làng bán hương Thủy Xuân ở Huế (2022)
Dũng Cá Xinh
"Nông Dân Làm SEO"

V - Dứt điểm!

Phần DỨT ĐIỂM này rất đơn giản, cực dễ làm, tốn cực ít thời gian nhưng CHẮC CHẮN là phần QUAN TRỌNG nhất!!!

Sau khi đã sản xuất nội dung ở Trang đi link, hãy kiểm tra và xử lý tiếp những mục nhỏ nhưng có võ sau nhé!!!

25 - Cố gắng tạo ra Do Follow Links

Có lẽ ai làm SEO nhiều đều đồng ý 100% cho mục này!

Có lẽ đến năm 2024, tất cả anh chị em làm SEO vẫn sẽ đồng ý “dofollow” links mới thực sự được ghi nhận trong “thực hành SEO”. Rất nhiều Website không cho phép để “dofollow” khi bạn mua links (đặc biệt mấy Báo Việt Nam, thêm “dofollow” có khi mất đến 5 triệu/1 tháng/1 backlinks).

Tuy nhiên vẫn nên cố gắng hết sức, vẫn có nhiều kênh cho phép để “dofollow”.

Có nhiều cách để kiểm tra (ví dụ sử dụng các Extention của trình duyệt để hỗ trợ), nhưng cách truyền thống vẫn đơn giản và dễ thao tác nhất!

  • Nếu anh em dùng Google Chrome thì phải chuột vào Anchor text và Inspect.
Soi trạng thái Link là Dofollow hay Nofollow

Soi trạng thái Link là Dofollow hay Nofollow

Anh chị em sẽ nhìn thấy một đoạn code Html đơn giản. Hãy chú ý đến một link attributes để nhận biết:

  • Nếu không thấy attribute dạng: rel=”nofollow” thì đây là 1 liên kết Do Follow
  • Nếu có: rel=”nofollow” thì đây là một nofollow link
  •  
Đây là ví dụ một Nofollow link

Đây là ví dụ một Nofollow link

Phần này khá đơn giản đúng không ạ? 

26 - Cố gắng tránh để Liên kết bị gắn tag "UGC" hoặc "Sponsored"

UGC và Sponsored là dạng thuộc tính của liên kết do chủ website gắn tag để chỉ dẫn Google thêm về việc tại sao có liên kết này trong nội dung.

  •  rel= “sponsored” = Link Tài Trợ, do trả tiền mà xuất hiện
  •  rel= “UGC” = User Generated Content – Nội dung do người dùng tạo ra

Đối với mội kỹ thuật Link Building – đừng để liên kết bị gắn những thẻ dạng này. Liên kết dính thẻ dạng này sẽ không còn giá trị nhiều trong SEO.

Cũng sử dụng cách Inspect như ở mục 25 để kiểm tra thuộc tính link. 

Ví dụ về Link bị gắn Tag Tài trợ

Ví dụ về Link bị gắn Tag Tài trợ

Nếu không nhìn thấy thuộc tính rel=”sponsored” hoặc rel=”UGC”, vậy thì phải bật nắp bia uống mừng rồi ^^!!!

27 - Kiểm tra xem Link có thể được lập chỉ mục (Index) hay không?

Một liên kết chỉ có giá trị khi nó được Google lập chỉ mục. Và sẽ cực thốn nếu như làm tất cả 26 To Do List ở trên chỉ để ra kết quả là trang chứa backlinks không được index! 

Đây là những nguyên nhân kinh điển khi Page không được lập chỉ mục:

  • Có thẻ “noindex”
  • Bị loài trừ trong file robots.txt
  • Có thẻ x-robots-tag là “noindex” nhưng bị ẩn 

Chrome có một extension miễn phí để kiểm tra vấn đề này: Robots Exclusion Checker

Kiểm tra Pages chứa backlinks có thể được lập chỉ mục hay không?

Kiểm tra Pages chứa backlinks có thể được lập chỉ mục hay không?

Công cụ này sẽ báo lại tất cả các trạng thái về vấn đề lập chỉ mục của pages, chỉ mất vài s là xong!

Dĩ nhiên để lập chỉ mục được còn 1 số yếu tố khác, ví dụ Google Update và index chậm hơn bình thường. Lúc này cần kiên nhẫn và tìm hiểu sâu hơn!

VI - Tổng kết

Tổng kết lại bài này bằng một bức ảnh, anh chị em lưu về, lúc nào cần lôi ra và làm theo là xong!

Đây chính là một TO DO LIST của Link Building Checlist kinh điển của năm 2023 và chắc chắn vẫn sẽ cực kỳ hiệu quả trong năm 2024 này!!!

Link Building Checklist 2024

Link Building Checklist 2024

VII - Tải bản PDF

Anh chị em có thể tải bản PDF Link Building Checklist ở dưới để tiện xem sau này ạ:

Theo dõi
Thông báo của
guest
5 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Brooklyn Reichert
Brooklyn Reichert
3 tháng trước

you are truly a just right webmaster The site loading speed is incredible It kind of feels that youre doing any distinctive trick In addition The contents are masterwork you have done a great activity in this matter

Heber Zieme
Heber Zieme
3 tháng trước

I am not sure where youre getting your info but good topic I needs to spend some time learning much more or understanding more Thanks for magnificent info I was looking for this information for my mission

Forrest Barton
Forrest Barton
3 tháng trước

Fantastic site A lot of helpful info here Im sending it to some buddies ans additionally sharing in delicious And naturally thanks on your sweat

Ron Baumbach
Ron Baumbach
2 giờ trước

Wow amazing blog layout How long have you been blogging for you made blogging look easy The overall look of your web site is magnificent as well as the content

Aida Bogan
Aida Bogan
1 giờ trước

Your passion for your subject matter shines through in every post. It’s clear that you genuinely care about sharing knowledge and making a positive impact on your readers. Kudos to you!