Tóm tắt nhanh những gì bài viết này sẽ đề cập:
- Đây là 1 Case Study Global, Web dùng ngôn ngữ tiếng Anh và dịch vụ xuyên biên giới (phần mềm)
- ChatGPT và AI có bị Google cấm hoặc ghét không? Không: Nếu như chúng ta biết cách tận dụng đúng chỗ!
- Case này sử dụng kỹ thuật SEO Tự Động (hay còn có nhiều tên khác như SEO Tỉnh Thành, SEO Mass, SEO lập trình, Programmatic SEO, …)
- Case này đạt thêm gần 2000 keywords rank top từ 10 đến 1 sau 1 năm (01/2023 – 01/2024) (chỉ tính riêng cho 500 trang build thêm)
- Case này get được 700+ referring domains cực chất mặc dù không dùng 1 chút Link Building nào! (chỉ tính riêng cho 500 trang build thêm)
Và chúng ta cùng bắt đầu nhé! Bài viết sử dụng nhiều hình ảnh, chia sẻ của các cao thủ SEO thế giới như Brian Dean, “Bộ não” Mathew Woodward và Matt Diggity để cả nhà dễ hình dung ạ.
Thành quả rất ngọt
Chúng ta cùng xem thành quả sau 1 năm triển khai SEO trước khi quay về thời điểm ban đầu nhé! Đây là những dữ liệu của tháng 01/2024:
- Chú ý: Các chỉ số tăng thêm chỉ đo từ 500 trang được xây dựng bằng ChatGPT và Google Sheets.
Reffering Domains tăng hơn 700 mà không sử dụng bất cứ một kỹ thuật hoặc hành động Link Building nào
Danh sách Reffering domains cực kỳ chất và quan trọng là nó tự nhiên hoàn toàn!
Sau 1 năm, 1923 keywords tự nhiên đã được xếp hạng và rank từ top 10 đến top 1 Google
Organic traffic tăng 37,9% và traffics này đến rất nhiều từ các Keywords được Rankings trong top 10 (chuyển đổi và Lead cũng sẽ cao hơn hẳn)
và giờ cùng “soi” Case này thật sâu nhé ^^
Đề bài
Đề bài lần này đến từ một doanh nghiệp kinh doanh phần mềm, chính xác là một nền tảng cung cấp mã nguồn mở liên quan đến bảo mật.
Khách hàng hoàn toàn không hình dung những từ khoá có thể đem tiền về nên trong bức trang tổng quát đã bỏ qua rất nhiều keyword vàng!
Chỉ được xếp hàng một vài trang (pages) là chưa đủ, vì thế lần này những SEO Master (trong đó chủ đạo là Matt Diggity) đã chọn một cách đi khá tạo bạo: Tìm giải pháp để có thể lên rank được hàng vạn từ khoá trong dài hạn và tối giản những nỗ lực chân tay, thay vào đó là sử dụng “lập trình” (Programmatically): pSEO.
Em (#dungcaxinh) vẫn nhớ trong 1 số nhóm về SEO khi đề bài “làm cách nào để rank hàng vạn từ khoá trong dài hạn” được đưa ra, quá nhiều giải pháp đã được nêu ra thảo luận, nhưng pSEO trong năm 2023 có lẽ là “thức thời” và “hợp lý” hơn cả!!!
Giải pháp nghe có vẻ đơn giản, nhưng không hề đơn giản. Rất may, sự phát triển rực rỡ của AI là cứu tinh cho cách giải đề này ^^!!!
SEO truyền thống là gì?
SEO theo cách truyền thống là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm thông qua việc tạo ra những nội dụng chất lượng cao và đảm bảo các phần Onpage “hợp” với các tiêu chí của Google. Cho đến nay, SEO truyền thống vẫn là cách hoàn hảo để tạo ra những Blogs, nội dung “giá trị” đối với người dùng. Đây vẫn là cách tuy chậm nhưng đến khi hái quả thì bền vững vô cùng!!!
Nhưng vấn đề đặt ra, nếu muốn scale và không có đủ chi phí nhân sự thì sao?
Rất may, pSEO đã giải đáp được phần lớn câu hỏi trên!!! Cùng tìm hiểu pSEO là gì nhé…
pSEO là gì?
pSEO (Programmatically SEO), hay SEO Tự Động, là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật lập trình để tự động hóa các nhiệm vụ và quy trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Mục tiêu chính là cải thiện hiệu suất và hiệu quả của các chiến lược SEO bằng cách giảm bớt sự cần thiết của sự can thiệp thủ công và tăng cường khả năng mở rộng và chính xác thông qua tự động hóa.
Dưới đây là một số ví dụ về cách áp dụng Programmatically SEO:
- Phân tích Dữ liệu Lớn: Sử dụng các công cụ tự động để phân tích số lượng lớn dữ liệu từ trang web, bao gồm cả dữ liệu về hành vi người dùng và hiệu suất từ khóa, để đưa ra quyết định thông minh về chiến lược SEO.
- Tạo và Tối ưu Hóa Nội Dung: Tự động hóa quá trình tạo nội dung, chẳng hạn như tạo mô tả sản phẩm hoặc bài viết blog, dựa trên các mô hình ngôn ngữ AI. Sau đó, tối ưu hóa nội dung này cho SEO bằng cách sử dụng các công cụ để đảm bảo rằng nó bao gồm các từ khóa quan trọng và đáp ứng các tiêu chuẩn SEO khác.
- Quản lý Liên kết: Tự động hóa việc theo dõi và phân tích liên kết đến và đi từ trang web. Điều này bao gồm việc phát hiện và sửa chữa các liên kết hỏng, cũng như xác định các cơ hội để xây dựng liên kết mới.
- Tối ưu hóa Meta Tags và Cấu trúc URL: Sử dụng các script để tạo hoặc sửa đổi meta tags và cấu trúc URL một cách tự động, đảm bảo rằng chúng được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm.
- Báo cáo và Phân tích: Tự động hóa việc tạo các báo cáo chi tiết về hiệu suất SEO, bao gồm cả sự thay đổi của thứ hạng từ khóa, lưu lượng truy cập trang web, và các KPIs khác.
- Quản lý Tag và theo dõi: Tự động hóa việc triển khai và quản lý các thẻ theo dõi, như Google Analytics hoặc thẻ chuyển đổi, để đảm bảo dữ liệu được thu thập một cách chính xác và đáng tin cậy.
Trong giới hạn bài viết này, pSEO được sử dụng để tạo ra vô số landing pages (hoặc page – Trang trong Wordpress) một cáh tự động với mục tiêu tối thượng là “được ranked” trên GSE.
Mỗi trang sẽ được tối ưu tổng lực cho một từ khoá duy nhất và đương nhiên là được tạo bằng các “vũ khí tự động” cùng với một Database được thiết kế sẵn.
Rất nhiều khả năng anh chị em đã gặp những website hoặc landing pages dạng này nhưng không nhận ra nó là một thành phần của một kế hoạch pSEO tinh vi ^^
pSEO là một giải pháp tuyệt vời để lấy dữ liệu từ một hệ thống sang hệ thống của anh chị em. pSEO đặc biệt hữu ích cho các sản phẩm, dịch vụ bán toàn quốc, toàn thế giới. Sử dụng công cụ tự động, pSEO cho phép tạo ra hàng nghìn, hàng vạn pages, subdomains với khung xương giống nhau nhưng mặc những bộ đồ khác nhau, phù hợp với từng đất nước, thành phố, tỉnh thành, đối tượng, tôn giáo, độ tuổi,… mục tiêu!
Nghe hơi phức tạp đúng không ạ? Vậy cùng tham khảo ví dụ xem sao: Đầu tiên là Realtor.com nhé!
Ví dụ: Realtor.com
Nếu anh chị em tìm kiếm “houses for sales in [vị trí]”, rất có thể nhà mình có thể thấy được những trang dạng thế này trong kết quả tìm kiếm!
Los Angeles
New York
Nhìn thoáng qua anh chị em có thấy đúng là 2 trang LA và NY đều có chung 1 layout, chỉ có content là khác nhau không ạ?
Có đâu đó khoảng gần 20,000 thành phố, thị trấn, làng ở USA. Realtor.com không thể nào tạo ra từng trang “bằng cơm” được. Chính xác họ đã sử dụng pSEO.
Sự khác nhau giữa SEO truyền thống và pSEO?
Trước khi xem tiếp các ví dụ và cách triển khai, cần có thêm những góc nhìn để mình deep-learn và có thể chọn khi nào là thích hợp để dùng SEO truyền thống hay SEO tự động nhé!
- Mục tiêu của cả 2 cũng đều là mục đích chung của SEO: Lên TOP, tăng Organic traffic!
- Sự khác nhau cơ bản: Cách thức triển khai!
SEO truyền thống tập trung vào việc đạt kết quả trong dài hạn, tập trung tạo ra những nội dung chất lượng cao và “unique”, hướng đến đánh những keywords có tính cạnh tranh cao!
SEO Tự động hướng đến kết quả tương tự, nhưng với thời gian ngắn hơn bằng cách tạo tư động hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn pages có layout giống nhau chỉ khác nội dung bằng cách kết hợp giữa cơ sở dữ liệu, giao diện và tự động hoá!
Trong hầu hết trường hợp, việc sử dụng pSEO không “nhuần nhuyễn” sẽ dính lỗi trùng lặp nội dung và rất dễ dính “penalty” của Google!
Vấn đề là, miễn là những trang kia tạo ra giá trị cho người tìm kiếm, và tập trung được đến đúng đối tượng mục tiêu thì nó lại đạt điểm “Value”. Điểm Value cao hơn điẻm Spam thì vẫn sẽ thoát án phạt một cách thần kỳ!
Có phải anh chị em đang thấy pSEO này sao giống kiểu Local SEO nổi tiếng trong quá khứ (tạo ra hàng vạn trang web giống nhau chỉ thay tên thành phố bên trong)? Chính xác là Local SEO là tiền thân của SEO tự động, nhưng với mức độ “Unique” thì kém xa!!!
Ví dụ về SEO Tự động
Ngoài ví dụ về Website Bất Động Sản như Realtor.com ở trên, dưới đây là những dạng Website đã có những SEOers triển khai pSEO một cách rất hiệu quả!
Website thông tin
Những website chia sẻ thông tin như Nomad List sử dụng pSEO để giúp người đùng tìm nơi lưu trú, chỗ làm việc và địa điểm du lịch tốt nhất!
Nomad List cung cấp các thông tin như: Mức sống, tốc độc Internet,… của rất nhiều địa điểm trên toàn thế giới và tạo ra vô số Landing Page chung 1 giao diện với thông tin khớp với địa điểm đó (và cũng vô cùng dễ hiểu nữa ^^)
Kỹ thuật ở đây chỉ là lấy dữ liệu từ các bên khác rồi tổng hợp lại thành những “valuable insights” đối với khách hàng!
Các Website dạng danh mục (Directories) và Workflow Apps
Chắc chắn anh chị em không xa lạ gì Zapier, một công cụ tự động xử lý việc tích hợp hàng ngàn Ứng dụng và Tools khác nhau. Zapier đã triển khai pSEO từ rất lâu bằng cách tạo ra rất nhiều Landing Pages tối ưu cho từng Tools. Landingpage này sẽ nói rõ 1 Tool cụ thể có thể xử lý được những tác vụ khác nhau ra sao!
Trong lĩnh vực tài chính thì Wise tạo ra một giao diện chung cho các Landing page. Mỗi LP sẽ tối ưu cho một loại tiền (currency) riêng, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng quy đổi qua lại giữa các loại tiền tệ!!!!
Dạng Website lên kế hoạch du lịch (Travel Planners)
Em (#dungcaxinh) đã ngồi với 1 bạn làm mảng này, cả Team chỉ có 2 người nhưng doanh số hàng tháng lên đến hàng trăm ngàn USD. Ngồi ngay tại VN và làm Planners cho khách nước ngoài sang VN du lịch. Và chính xác không có pSEO thì 1 team 2 người không thể tạo ra doanh số “sửng sốt” như thế được!!!
Những nền tảng như TripAdvisor và Expedia giúp khách hàng hoạch định kế hoạch du lịch và các nền tảng này đã sử dụng SEO Tự Động để tạo ra những chỉ dẫn một cách tự động hoàn toàn, tối ưu đến những meta tags như: Danh lam thắng cảnh nổi tiếng, chỗ nào ăn ngon, lưu ý du lịch,… và có cảm giác nó được “đo ni đóng giầy” cho khách hàng: Đầy đủ, chính xác và cá nhân hoá quá cao!!!
Đơn cử, đây là cách Tripadvisor hiển thị khi ai đó tìm kiếm “hotels in Japan”:
Website cổng Việc làm: Job Portals
Các Website tìm kiếm việc làm như Indeed hay Glassdoor đã sử dụng những kỹ thuật tự động để tạo ra những danh sách Job Listings, Hồ sơ công ty và những dạng nội dung để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm!
Giao diện của những trang Job Listings y sì hệt nhau! Sự khác nhau đến từ nội dung được sinh ra bởi chính khách hàng! Người dùng (công ty hay cá nhân) upload Job Listings lên hệ thóng của Indeed và nó sẽ phân tích, chắt lọc và hiển thị ra các dạng content phù hợp với khách hàng tìm kiếm, thực sự đáng sợ ^^!
Trên đây là những ví dụ rất cụ thể, nhưng cá nhân em cho rằng, bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề gì, nếu mình tư duy sâu thì pSEO có thể hữu ích, đặc biệt là trong việc Scale-up!!!!
Ưu điểm và Nhược điểm của pSEO
Đây là một số ý kiến tổng hợp lại từ các cao thủ SEO, Matt Diggity cũng đã chia sẻ khá sâu về phần này ở các bài viết chia sẻ trên các Groups SEO quốc tế:
Ưu điểm
Dễ dàng nhận ra những ưu điểm của SEO Tự Động:
- Hiệu quả: Tự động hoá được quy trình tạo ra những trang “na ná” nhau đã tăng hiệu quả trong việc xuất bản nội dung!
- Tối ưu hoá dữ liệu: Phân tích và tối ưu dữ liệu để đưa ra những thông tin hữu ích đến khách hàng một cách tự động!
- Khả năng nhân bản cao: Dễ dàng scale up quy mô hệ thống, giảm nhân sự và công việc chân tay để tạo ra lượng lớn công việc liên quan đến keywords!
- Tiết kiệm thời gian: Giải phóng Team Content để có thể tập trung sâu hơn cho việc hoạch định chiến lược cũng như các vấn đề SEO nâng cao khác
- Sát thủ đối với các Keywords có tính cạnh tranh thấp: pSEO giúp cho việc ranking các keywords có độ cạnh tranh thấp trở nên cực kỳ dễ dàng!
- Kiếm Backlinks: Với số lượng bài viết được “sản sinh” ra như “lợn con” thế kia, cơ hội để websites ăn được backlinks tự nhiên sẽ cao hơn rất nhiều.
- Tối ưu chi phí dự án trong dài hạn: Mặc dù đầu tư ban đầu cho hệ thống, tools, chiến lược có thể khá đắt đỏ nhưng về đường dài thì pSEO sẽ tiết kiệm cho anh chị em cả “rổ tiền”!
Nhược điểm của pSEO
Nhưng có gì trên đời này chỉ thuần tuý TỐT mà không có NHƯỢC ĐIỂM nào? pSEO cũng thế, và nhất định cần “khách quan” nhìn nhận trước khi đi vào triển khai! Đây là những nhược điểm lớn nhất của pSEO:
- Thiếu tính cá nhân hoá: Tự động hoá nhiều bao nhiêu thì tính cá nhân và “phong cách” sẽ ngày càng “mờ đi”. Điều này về khía cạnh nào đó sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng (UX). Phải lấp đầy nhược điểm kinh điển này bằng cách tạo ra những Value lớn hơn để bù đắp!!!
- Yêu cầu chiến lược, kỹ thuật cao: Triển khai pSEO cần phải có những “bộ não” hiểu rất sâu vấn đề SEO hệ thống, Local SEO, Tự động hoá, lập trình, Tools,… Những khái niệm như APIs, tích hợp, Big Data, Content Management System (CMS) buộc phải được master. Cũng có thể sử dụng các dịch vụ hoặc freelancers tài năng tại Fiverr.com để khoả lấp vấn đề yếu kỹ thuật, nhưng rủi ro sẽ luôn có khi sử dụng 1 bên thứ ba kém uy tín!
- Rủi ro về việc kiểm soát tự động hoá: Sử dụng tự động hoá thề với anh em là nó “gây nghiện” như chơi đồ. Mà nghiện rồi thì sẽ không còn lý trí, không còn kiểm soát và có khả năng bỏ qua những cơ hội SEO cực ngon chỉ vì thiếu yếu cố “con người!”
- Phụ thuộc vào chất lượng Data: Chất lượng và sự chính xác của Dữ liệu đầu vào là tối quan trọng. Và tự động hoá đương nhiên sẽ không thể bằng con người trong việc “check facts” này!!!
Mặc dù nhược điểm cũng không phải là ít (ở trên mới là list ra vài cái to nhất), nhưng 2024 mà chưa áp dụng 1 tý tẹo pSEO nào thì có lẽ sẽ bị đối thủ vượt mặt, ngày càng xa,…
Cách triển khai Programmatic SEO
Để tạo ra hàng trăm, hàng ngàn trang trong lúc “thi triển SEO tự động” thì điều quan trọng nhất chính là: DỮ LIỆU (DATA)!
Việc đầu tiên cần làm là xác định Keywords cũng như nguồn Data để có thể tích hợp vào nội dung! Phần này thì Google Sheets và ChatGPT là 2 cánh tay đắc lực!!!
Tìm những từ khoá dạng Scalable Keywords
Đây là những từ khoá có khả năng Scale cao nhất!
Để SEO Tự Động có thể phát huy hết sức mạnh, anh chị em cần phải tư duy: Làm sao 1 Giao diện chung có thể mô đi phê ra hàng trăm pages khác nhau và tối ưu cho hàng trăm Keywords đi liền với nó!
Nói đơn giản là tìm các keywords có khả năng có các “Biến thể” (Variations). Ví dụ sản phẩm thì có các dạng biến thể như: Màu sắc, Size số, Chủng loại, … Dịch vụ thì sẽ có các biến thể kiểu: Tỉnh, thành; Các gói khác nhau,….
Có nhiều cách để tìm ra những keywords hạt nhân kiểu này, như em thì hay dùng Keywords Explorer của Ahrefs.
Ví dụ, nếu cả nhà đang muốn tìm mọi thứ liên quan đến “vegan” (ăn chay), thì có thể spy cụm từ “vegan restaurants”
Ở khu vực báo cáo Matching Terms, cả nhà có thể nhìn thấy danh sách từ khoá mở rộng có thể sinh ra từ Keywords hạt giống (Seed Keywords)
Tips hạng nặng: Nên tìm những từ khoá có Keyword Difficulty nhỏ hơn 20 và chỉ nền quan tâm các trang có Top-rankings mà Domain Ratings nhỏ hơn 30. Nếu chọn sai công thức này, pSEO sẽ rất khó phát huy sức mạnh!!!
Đây là bước rất quan trọng, nó không khác gì những bước đầu khi xây chiến lược “đánh trận” nên anh chị em cần làm thật kỹ nha!
Trong trường hợp “ăn chay” này, rất nhiều keywords liên quan đến các “location” cụ tỉ, và thường có cụm từ “best”. Ví dụ: “Best vegan restaurants in Chicago”!
Nếu dùng Ahrefs, có lựa chọn sortings keywords theo “Terms” và theo “Parent Topics” khá kinh điển!.
Theo ảnh trên thì có 176 từ khoá riêng trong nước Mỹ (USA) có những yếu tố rất phù hợp trong việc “tạo pages hàng loạt!”
Xác định biến thể
Ở ví dụ trên, từ khóa có thể được chia làm 2 dạng: Key words Lõi và Biến Thể
- Keywords lõi chính là phần quan trọng nhất, nằm trong mọi tìm kiếm của khách hàng, ở đây là: “Best vegan restaurants”
- Biến thể là phần long-tailed của từ khóa: Ở đây ví dụ là Chicago, Los Angeles,…
Ở Việt Nam thì có thể là các tên tỉnh, thành, khu vực, ví dụ: “Những quán ăn chay tốt nhất Hồ Chí Minh” hay “Những quán ăn chay tốt nhất Miền Bắc“, …
Một ví dụ nữa: “things to do” + “in [location]”.
Longtailed-keywords là gì? Long-tailed keywords là những từ khóa dài hơn và cụ thể hơn so với các từ khóa chung chung. Chúng thường bao gồm từ và cụm từ dài hơn, thường có 3 hoặc nhiều hơn, và chúng có khả năng chính xác hơn mô tả mục tiêu của bạn hoặc nhu cầu của người tìm kiếm trên internet.
Sử dụng long-tailed keywords trong chiến dịch tiếp thị trực tuyến có thể mang lại lợi ích như sau:
- Giảm cạnh tranh: Do ít người sử dụng chính xác các long-tailed keywords, nên bạn có thể tận dụng cơ hội này để giảm cạnh tranh và tăng khả năng xuất hiện ở vị trí cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Bằng cách sử dụng các từ khóa dài hơn và cụ thể hơn, bạn có thể thu hút những người tìm kiếm có nhu cầu cụ thể hơn, từ đó tăng cơ hội chuyển đổi họ thành khách hàng hoặc người thực hiện hành động mong muốn.
- Cung cấp thông tin cụ thể: Long-tailed keywords thường đi kèm với một yêu cầu hoặc nhu cầu cụ thể của người tìm kiếm. Bằng cách cung cấp nội dung liên quan đến các từ khóa này, bạn có thể cung cấp thông tin cụ thể và giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu của họ một cách tốt nhất.
Ví dụ về một từ khóa ngắn là “điện thoại di động,” trong khi một long-tailed keyword có thể là “điện thoại di động Samsung Galaxy S21 màu đen.” Long-tailed keywords giúp tăng cơ hội cho sự phù hợp và chính xác hơn trong việc tìm kiếm và truy cập thông tin trên internet.
Xác định Search Intent
Bước tiếp theo khá quan trọng, đó là xác định loại Content hữu ích với người dùng đang tìm kiếm những từ khóa: Đây chính là Search Intent!
Search intent, hoặc còn gọi là user intent, là khái niệm trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và tiếp thị trực tuyến, đề cập đến mục tiêu hoặc ý định thực sự của người tìm kiếm khi họ sử dụng một công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hoặc Yahoo. Điều này có nghĩa là khi người dùng nhập một từ khóa hoặc cụm từ vào ô tìm kiếm, họ có mục tiêu hoặc ý định cụ thể về những gì họ muốn tìm kiếm trên internet.
Có bốn loại Search intent chính:
- Informational Intent (Intent thông tin): Người tìm kiếm có ý định tìm thông tin hoặc kiến thức về một chủ đề cụ thể. Ví dụ: “Cách trồng cây cà chua” hoặc “Thời tiết ngày mai.”
- Navigational Intent (Intent điều hướng): Người tìm kiếm muốn truy cập trang web cụ thể hoặc tìm kiếm một trang web hoặc nguồn thông tin nhất định. Ví dụ: “Facebook” hoặc “YouTube.”
- Transactional Intent (Intent giao dịch): Người tìm kiếm có ý định thực hiện một giao dịch hoặc hành động cụ thể trực tuyến. Điều này có thể bao gồm việc mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, tải về tài liệu, và các hoạt động tương tự. Ví dụ: “Mua iPhone 13” hoặc “Đặt vé máy bay.”
- Commercial Investigation Intent (Intent nghiên cứu thương mại): Người tìm kiếm đang tìm kiếm thông tin để nghiên cứu sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi họ đưa ra quyết định mua hàng. Ví dụ: “So sánh giá điện thoại Samsung và iPhone” hoặc “Đánh giá máy ảnh Sony.”
Hiểu rõ search intent giúp các nhà tiếp thị và chủ sở hữu trang web tối ưu hóa nội dung của họ để phản ánh đúng nhu cầu của người tìm kiếm. Điều này có thể tăng khả năng xuất hiện ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khi người dùng tìm kiếm và tương tác với trang web của bạn.
Ở bước này, soi kỹ các kết quả đứng TOP có thể tìm ra được khá nhiều manh mối.
Ví dụ, đây là một kết quả đứng TOP cho keyword “Best Vegan Restaurants in Chicago”
Trang này cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích liên quan đến các nhà hàng ăn chay ở Chicago, như:
- Tên nhà hàng
- Địa chỉ
- Số điện thoại
- Website URL
- Mô tả ngắn về nhà hàng
Như vậy, rất nhiều ý tưởng xây dựng trang đích có thể được nảy ra. Trong trường hợp này, mọi người tìm kiếm muốn tìm được những thông tin cơ bản về nhà hàng: Địa chỉ, SĐT để đặt hàng, Website để xem Menu và không gian, mô tả để xem điểm khác biệt,…
Tìm kiếm dữ liệu liên quan
Sau khi đã hiểu được Search Intent, giờ là lúc tìm kiếm Data nguồn
Có 2 dạng dữ liệu nguồn:
- Private Data (Data Của Riêng Bạn): Đây là Data mà công ty, nhóm hoặc của chính anh chị em thu thập được thông qua việc surveys, tìm hiểu customer insights hoặc các công cụ, chiến dịch khác nhau! Đây là dạng DATA quyền lực bậc nhất: Duy nhất, Giá trị nhất và Chất Lượng nhất!
- Public Data (Data công khai) – Có vô số nguồn dữ liệu được chia sẻ công khai: Miễn phí cũng có mà trả phí cũng có. Dạng dữ liệu này giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian, tuy nhiên do là công khai (hoặc mất tiền là có được), dạng data này khó có thể “Unique” vì có thể nhiều bên cũng sẽ mua về giống như anh chị em!
Ở Việt Nam dạng Data kiểu này chưa có nhiều, nhưng ở Global thì có quá nhiều nơi có thể get Source Data (miễn phí hoặc mất chút phí), ví dụ:
- Google Dataset Search: Kho tài nguyên đỉnh cao về Datasets miễn phí (được kết hợp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau). Chỉ cần tìm chủ đề liên quan đến Website của anh chị em là Dataset tương ứng sẽ hiện ra “like a charm ^^”!
Cả nhà có thể tìm thấy các Datasets liên quan khi tìm 1 từ khóa nào đó. Ví dụ khi tìm “life expectancy”, danh sách dataset sẽ hiện ra, đi kèm số lượt tải để cả nhà dễ hình dung datasets nào phổ biến hơn (được tải nhiều hơn chắc chắn sẽ phổ biến hơn)
Cả nhà cũng có thể Filter theo nhiều kiểu khác nhau để tìm được các dạng Dataset theo yêu cầu đặc biệt (ít người dùng, …)
- Kaggle: Data từ Kaggle chủ yếu được dùng để đào tạo AI hoặc các mô hình “machine learning”, nhưng trong trường hợp này có thể dùng làm Data tham khảo rất hữu ích!
- Government Datasets: Có rất nhiều Free Datasets được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ, ví dụ: Data.gov (US) hay Ons.gov.uk (UK). Các Website chính phủ dạng này cung cấp hàng ngàn Datasets miễn phí, bao trùm đủ mọi loại lĩnh vực và chủ đề khác nhau!
Và giờ là lúc bắt đầu thực hành xây kho Content cho SEO Tự Động nào ^^
Xây dựng Template chung
Sau khi đã có danh sách Keywords và chọn được Data Nguồn liên quan, tiếp theo là xây giao diện chung cho các trang Landing Pages.
Ví dụ: Life expectancy + In [quốc gia] cùng Database được dựng trên Google Sheets.
Đây là một ví dụ về Content Template (gồm 4 sheets), anh chị em có thể tải về để tham khảo và customize:
Để ra được danh sách Keywords, ChatGPT đã được sử dụng để liệt kê tất cả các quốc gia trên thế giới và ghép với Keyword Lõi “Life expectancy”, ví dụ: Life expectancy in Albania, Life expectancy in Vietnam,….
Sau khi đã có danh sách keywords, thì tiếp tục nhập danh sách này vào công cụ Keywords Explorer của Ahrefs.
Xuất keywords từ Ahrefs và điền và Sheet “Keyword Data” giống trong file Content mẫu. Xóa hết các cột ngoại trừ:
- Keywords
- Difficulty (KD – độ khó)
- Volumn (Search volumn)
- Global Vloumn (Lượt tìm kiếm toàn cầu)
- Traffic Potential (Tổng traffic dự kiến)
Sheets thứ 2 là chỗ đế chứa tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến Dataset. Trong ví dụ này, file Content mẫu có note lại một vài chỉ số về Life Expectancy của một số quốc gia.
Sheets thứ 3 là nơi mix mọi thứ với nhau để sẵn sàng build content.
Trong một số trường hợp phức tạp hơn, APIs lấy dữ liệu đắp vào content là 1 ý tưởng tuyệt vời, nhưng trong file content mẫu mới ví dụ về cách lấy dữ liệu liên quan từ 2 sheets Keywords và Life Expectancy Data để đưa vào 1 sheets hoàn chỉnh.
Đây là công thức tạo ra các câu dựa vào dữ liệu thô:
= A2 & " is a " & 'Life Expectancy Data'!B2 & " country with a life expectancy of " & 'Life Expectancy Data'!C2 & " and a total population of " & 'Life Expectancy Data'!I2 & ". Đây là thông tin " & A2 & ": - The Adult Mortality (the probability of dying between 15 and 60 years per 1000 population) in " & A2 & " is " & 'Life Expectancy Data'!D2 & ". - In 2015, there were " & G2 & " deaths of children under the age of 5, with " & 'Life Expectancy Data'!E2 & " of these being infant deaths. - The average Body Mass Index (BMI) of " & A2 & " is " & 'Life Expectancy Data'!F2 & ". - " & A2 & " has a GDP of " & 'Life Expectancy Data'!H2
Và đây là 1 câu hoàn thiện:
“India is a developing country with a life expectancy of 68.3 and a total population of 1395398.”
Còn đây là một số thông tin khác liên quan đến Ấn Độ: - The Adult Mortality (the probability of dying between 15 and 60 years per 1000 population) in India is 181. - In 2015, there were 1100 deaths of children under the age of 5, with 910 of these being infant deaths. - The average Body Mass Index (BMI) of India is 18.7. - India has a GDP of 1613.18878
Bước tiếp theo, là tạo ra output để đưa lên Website.
Google Sheets nếu chưa đáp ứng yêu cầu, ChatGPT prompt dạng này có thể xử lý công việc một cách easy!
“I need you to write me a formula for Google Sheets that will reference data from a sheet named "Life Expectancy Data". Here is the data that's in the sheet: Col A = Country Col B = Status Col C = Life Expectancy Col D = Adult Mortality Col E = Infant Deaths Col F = BMI Col G = Under Five Deaths Col H = GDP Col I = Population I've written the copy below with placeholders for each column. Here is the template for the copy: Col A is a Col B country with a life expectancy of Col C and a total population of Col I. Here is some more information about Col A: - The Adult Mortality in Col A is Col D. - In 2015, there were Col G deaths of children under the age of 5, with Col E of these being infant deaths. - The average Body Mass index (BMI) of Col A is Col F - Col A has a GDP of Col H”
và đây là công thức từ GPT:
="Col A is a "&B2&" country with a life expectancy of "&C2&" and a total population of "&I2&"."& CHAR(10)& "Here is some more information about "&A2&":"& CHAR(10)& " - The Adult Mortality in "&A2&" is "&D2&"."& CHAR(10)& " - In 2015, there were "&G2&" deaths of children under the age of 5, with "&E2&" of these being infant deaths."& CHAR(10)& " - The average Body Mass Index (BMI) of "&A2&" is "&F2&"."& CHAR(10)& " - "&A2&" has a GDP of "&H2
Anh chị em có thể tùy chỉnh promt bằng cách thay đổi các biến số trên Dataset và điều chỉnh nội dung ở các sheets thứ 4 và sheet cuối giống trong file Content mẫu.
Để Google có thể Rank, hãy cung cấp thêm nhiều Rich Template có khả năng cung cấp nhiều Data giá trị cho khách hàng.
Trong ví dụ Life Expectancy này, cả nhà có thể tạo ra những Biểu đồ độc đáo, bảng biểu, Charts từ Dataset để khách hàng có cái nhìn trực quan và dễ dàng so sánh giữa các quốc gia hơn!
Nếu thêm bằng tay các data private sẽ tạo ra value cho các Landing page, nhưng nếu scale-up lên thì sẽ tốn công sức vô cùng tận. Giờ là lúc cố gắng tư duy theo hướng pSEO – Tự động hóa càng nhiều càng tốt!
Cả nhà cùng xem qua những mô hình như Expedia hay TripAdvisor nhé. 2 Website này tạo ra những Content được tạo ra phần lớn do chính khách hàng của họ (thông qua reviews, đánh giá và bình luận) và đây là những content siêu giá trị cho các trang SEO tự động.
Những dạng DATA kiểu này sẽ tạo nên tính Unique và Giá trị riêng biệt rất cao!
Tối ưu Metadata
Giờ đến lúc quan tâm đến phần SEO Onpage, một phần cực kỳ quan trọng. Nhưng trong bài này, sẽ là SEO Onpage 1 cách Tự Động tối đa!
Vì đã làm SEO tự động, chắc chắn phần SEO Onpage, tối ưu SEO metadata cũng phải tự động, làm được khối lượng lớn công việc trong thời gian ngắn!
Trong file Content Mẫu ở phần trên, sheet “Page Builder” có những cột công thức tự động tạo ra URL, Page title, H1 heading và Meta description cho hàng ngàn trang landing pages được tạo ra.
URLs
Đường dẫn tĩnh (Permanent link) nên có Keyword, và đây là công thức:
Formula: =SUBSTITUTE('Keyword Data'!A2, " ", "-")
Công thức đảm bảo Từ khóa đích có trong đường dẫn tĩnh và các từ được cách nhau bằng dấu “-” (hyphens)
Tiêu đề trang (Page Title)
Tiêu đề trang cần tóm tắt nhanh nội dung của Trang sẽ nói về gì, lý tưởng là cũng có Target Keywords
Formula: ="<title>" & PROPER('Keyword Data'!A2) & " - PopulationStats.com</title>"
Công thức ở trên sẽ đảm bảo có Keyword trong tiêu đề, viết hoa chữ cái đầ utieeu và thêm Sitename ở cuối tiêu đề.
H1 Headings
Cũng như Page title, H1 heading cũng nên mô tả nhanh nội dung của trang.
Formula: =CONCATENATE("<h1>", PROPER('Keyword Data'!A2), "</h1>")
Công thức ở trên sẽ đưa keywords vào H1, viết hoa chữ cái đầu. Ở mục này, có thể điều chỉnh Tone of Voice bằng Website.
một thẻ H1 dạng này <h1> Everything You Need to Know About the Life Expectancy in Japan </h1>. sẽ hấp dẫn hơn hẳn kiểu đơn thuần <h1> Life Expectancy in Japan </h1>!
Meta Descriptions
Meta Descriptions không phải yếu tố quyết định vị trí Ranking, nhưng nó tác động đến UX của khách hàng rất cao! Một Meta Descriptions tốt sẽ có thể tạo ra nhiều action click của khách hàng hơn!
Meta Descriptions cũng nên tóm tắt trang sẽ chia sẻ về vấn đề gì
Formula: =CONCATENATE("<meta name=""description"" content=" "Find out everything you need to know about the life expectancy in ", A2, "."">")
Công thức trên là một mẫu đơn giản để tăng Call to Action và UX.
Xuất bản nội dung
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng Content, bước cuối cùng là Xuất Bản trên Website
Ở đoạn cuối cùng này, CMS của Website sẽ cần những công cụ khác nhau để xử lý:
- Wordpress: nên dùng WP All Import – Plugin Import CSV siêu hiệu quả. Đây là một Plugin trả phí khá cao (299 USD Lifetime) nhưng cực mạnh. Anh chị em nên mua ủng hộ, tuy nhiên nếu mà kinh tế chưa dư dả trong một thời buổi khó khăn như hiện nay thì có thể dùng bản Pro em chia sẻ bên dưới ạ:
- Zapier: Nếu anh chị em dùng Webflow thì Zapier là giải pháp rất hữu dụng!
- Softr: Đây là công cụ tuyệt vời để Build Website trực tiếp từ Google Sheets.
- … và còn nhiều Tools, Plugins cho các CMS khác nhau
Nếu cả nhà đang dùng Wordpress và chọn WP All Import thì đây là vài hướng dẫn cơ bản
Sau khi tải bản Pro về và up lên, sẽ có lựa chọn “Upload a file”, “Download a file” và “Use existing file”
Chọn vào chữ Upload a file và up Dataset lên (dạng. csv) và chọn Import Data from this import file into “New items” và Creat new “Posts” cho mỗi record trong Data File.
Bước tiếp theo, đảm bảo Data được Imported lên Site một cách chính xác
Sau khi đã import các trường thông tin thành công, anh chị em có thể bắt đầu điền các trường vào 1 Template bài viết (cái này khá giống Customize Email Template hay Chatbot đúng không ạ ^^)
Ví dụ, chèn trường {country[1]} vào trong trang như trong ảnh, biến này sẽ gọi lần lượt tên các quốc gia ra.
Sau khi hoàn thiện mẫu, Plugin sẽ hỏi thông tin về Unique Identifier, nếu anh chị em chưa hiểu cách làm thì có thể chọn Auto-detect (tự xác định) để Plugin tự xử lý phần này
Bước cuối cùng là Xác nhận và chạy Import
Vào phần bài viết, anh chị em sẽ thấy các bài viết mới đã được tạo ra một cách tự động, tiêu đề chung template nhưng khác các quốc gia ^^
Và đây là một bài viết được tạo tự động:
Ví dụ rất đơn giản để anh chị em hiểu, còn anh chị em có thể tư duy thêm về:
- Giao diện, màu sắc, hình ảnh
- Cách hiển thị nội dung bài viết
- Thêm các Plugin Table of Content, Ratings, Comments, Views,… để lấy các dữ liệu dần làm Data Private
Index nội dung
Sau khi đã xuất bản số lượng lớn nội dung, anh chị em nhớ up Sitemap.xml lên Google Search Console để Google dễ Crawl và tăng tốc độ Index nhanh hơn thay vì để Google tự Index.
Có thể dùng thêm các kỹ thuật tăng tốc Index như tạo ra các tín hiệu từ Social, Index bằng tay với số lượng vừa phải mỗi ngày (nhưng em khuyên không nên, vì mình đang SEO tự động hàng vạn bài, Index bằng tay sẽ tốn thời gian).
Internal Linking – Liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ trong SEO Tự động rất quan trọng, đặc biệt khi anh chị em up một số lượng lớn nội dung gần như cùng thời điểm. Liên kết nội bộ lúc này sẽ giúp Google dễ dàng tìm và index tất cả các trang!
Sử dụng khái niệm Silo Cluster để xây dựng các thư mục cha. Với tỉnh, thành, quốc gia thì có công thức rất đơn giản:
- Các tỉnh thành của 1 quốc gia
- Các quốc gia thuộc một châu lục
- ….
Ví dụ các quốc gia sau có thể nhóm vào Châu Á
Asia India Sri Lanka Pakistan Bangladesh China Japan Thailand
Hãy tạo ra các Internal Linking liên quan đến nhau và làm sao để Google hiểu các quốc gia trên thuộc về Châu Á. Nếu không có internal linking, việc SEO Tự động dễ dính lỗi tạo ra hàng ngàn Page Mồ Côi (Orphaned Pages) sẽ bị đánh giá chất lượng thấp và có nguy cơ không bao giờ được khám phá bởi Google!
Orphaned pages là gì? Orphaned pages (trang mồ côi) là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quản lý trang web. Trang cô đơn là các trang web hoặc bài viết trên trang web của bạn mà không có liên kết nội bộ từ các trang khác trên cùng trang web. Điều này có nghĩa là không có bất kỳ trang nào khác trên trang web của bạn liên kết đến trang cô đơn đó.
Trang cô đơn có thể gây ra một số vấn đề trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và trải nghiệm của người dùng, bao gồm:
- Khó tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm: Các trang cô đơn thường khó tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm vì không có liên kết nội bộ giúp định hướng đến chúng. Điều này có thể làm giảm khả năng xuất hiện của trang trong kết quả tìm kiếm.
- Không cải thiện trải nghiệm của người dùng: Nếu người dùng không thể dễ dàng tìm thấy hoặc truy cập các trang cô đơn từ trang web chính, họ có thể cảm thấy khó chịu và không hài lòng với trang web của bạn.
- Không tận dụng tối ưu hóa nội dung: Các trang cô đơn thường bỏ lỡ cơ hội để tối ưu hóa nội dung và liên kết với các trang khác để tạo ra một môi trường tốt hơn cho SEO.
Nếu sử dụng Wordpress, anh chị em có thể sử dụng Plugin: Internal Link Juicer plugin để dễ dàng xây dựng hệ thống liên kết nội bộ!
XML Sitemaps
Nếu dùng Wordpress, All in One SEO, Yoast SEO hoặc Rankmath đều hỗ trợ tạo Sitemaps một cách tự động và dễ dàng. Sitemaps trong SEO giúp tối đa hóa hiệu quả của Indexing, giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng khám phá nội dung cũng như lập chỉ mục chúng
Anh chị em nhớ up Sitemaps lên Google Search Console nhé!
Tổng kết
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật được trình bày trong bài, một Website Global đã đạt được những kết quả như ở mục Kết Quả. Rõ ràng nếu biết cách sử dụng ChatGPT và các công cụ (như Google Sheets, WP All Import Pro, Link Juice, Yoast SEO,…) thì pSEO (SEO Tự động) đã dễ dàng được triển khai hơn xưa nhiều: Nhanh hơn và yêu cầu ít trình độ kỹ thuật hơn!
Chúc anh chị em có thể triển khai pSEO hoặc có ý tưởng để giải quyết công việc tự động một cách hiệu quả, an toàn hơn!!!
Tài nguyên
Em note lại các tài nguyên được chia sẻ trong bài này:
- File Content mẫu Dataset build bằng ChatGPT và Google Sheet:
- Bản Pro Lifetime Plugin Wp All Import (trị giá 299 USD) (chú ý có thể bị xóa nếu bị report ạ nên anh chị em tải về sớm)
Cả nhà tải tại 2 tài nguyên trên ở cuối BÀI NÀY ạ!
Your blog is a constant source of inspiration for me. Your passion for your subject matter shines through in every post, and it’s clear that you genuinely care about making a positive impact on your readers.
Your blog is a constant source of inspiration for me. Your passion for your subject matter is palpable, and it’s clear that you pour your heart and soul into every post. Keep up the incredible work!
Its like you read my mind You appear to know a lot about this like you wrote the book in it or something I think that you could do with some pics to drive the message home a little bit but instead of that this is fantastic blog An excellent read I will certainly be back
Wow amazing blog layout How long have you been blogging for you made blogging look easy The overall look of your web site is magnificent as well as the content
Your blog is a testament to your expertise and dedication to your craft. I’m constantly impressed by the depth of your knowledge and the clarity of your explanations. Keep up the amazing work!
Copy: BOSINHMAUPV0KAZAQ1ZY9B3ZAK87193SMDFP418ALA215D9YE12W3BKWT0ENDKZ.
What i do not understood is in truth how you are not actually a lot more smartlyliked than you may be now You are very intelligent You realize therefore significantly in the case of this topic produced me individually imagine it from numerous numerous angles Its like men and women dont seem to be fascinated until it is one thing to do with Woman gaga Your own stuffs nice All the time care for it up