SEO Case Study: Cứu một Website sập sau một đợt Update của Google

SEO nâng cao

by Dũng Cá Xinh
2,2K lượt xem
SEO Case Study - Cứu một Website sập sau một đợt Update của Google
(1 bình chọn)

Cả nhà còn nhớ Case Study Bại Binh Phục Hận em chia sẻ gần đây không ạ: SEO Case Study: Cứu một Website bị dính Google Penalty (Team của Woodward đã cứu một web bị dính Google Penalty và giảm 30 lần traffic, từ 37,724 xuống còn 1,298. Bằng cách tài tình nào đó, Web đã sống lại, thoát án phạt và Traffic tăng lên đến 52,396.)

Lần này Team Lưu Bị cùng Ngũ Hổ Tướng sẽ lại có một Case Study cực hay ho khác. Đây là một Case cứu một website từ năm 2020 sau đợt Update của Google liên quan đến các trang Affiliate, và nó cực kỳ giống đợt update đầu tháng 05 năm 2023 vừa qua: Những trang có liên quan Affiliate hoặc “bị nhầm lẫn” là Affiliate sẽ bị tiêu diệt không thương tiếc!!! Trong case này, một website đã bị “nhầm lẫn”, bị đánh gãy gập traffic và lost be bét keywords. Matt, Rad, Raf, Luke, Simona và John lại 1 lần nữa thể hiện bản lĩnh và trí tuệ, cứu web thành công và còn làm chỉ số tăng đều!!!

Em nhắc lại để anh em nhớ lại team:

  • Matthew Woodward – Lưu Bị, chủ tướng!
  • Rad Paluszak – Lead SEO
  • Raf Nassir – Đầu mối làm việc cùng khách hàng
  • Luke Kay – Head phần Outreach
  • Simona Sciacca – Senior SEO
  • John Ridd – Trùm đọc chỉ số (Senior SEO Analytist)
Team của Matthew Woodward, Dream Team của mọi Agency

Team của Matthew Woodward, Dream Team của mọi Agency

Vào tháng năm 2020, Google có một Update Core cực kỳ quan trọng liên quan đến thuật toán, và ngay sau Update, chỉ số của Website đã gãy gập:

Cả nhà cùng xem ảnh 01 ạ: Web đang lên cực mạnh đã bị đánh sập sau cập nhật Core của Google vào 05/2020

Cả nhà cùng xem ảnh 01 ạ: Web đang lên cực mạnh đã bị đánh sập sau cập nhật Core của Google vào 05/2020

Cả nhà cùng xem ảnh 01 ạ: Web đang lên cực mạnh đã bị đánh sập sau cập nhật Core của Google vào 05/2020

Sau khi cứu cho Web phục hồi, các chỉ số không những hồi phục mà tỷ lệ chuyển đổi tăng cao, giúp cho doanh số bán hàng trên Web tăng trung bình 53% một cách đều đặn sau từng năm.

Ảnh 02: Các chỉ số cần để ra tiền đều được phục hồi

Ảnh 02: Các chỉ số cần để ra tiền đều được phục hồi

Ảnh 02: Các chỉ số cần để ra tiền đều được phục hồi

Những con số biết nói:

  • Organic Traffic đã tăng từ 631,778 lên đến 1,204,197 (+90.6%)
  • Đơn hàng tăng từ 4,377 đơn lên 6,163 1 năm (+40.8%).

Cùng bắt đầu nào:

Xem xét thực trạng

Đây là 1 website thương mại điện tử nằm trong ngách “người lớn” có những cụm từ cạnh tranh cực cao nhưng đang phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, sau cú đấm của bản Update core Google vào ngày 04 tháng 05 năm 2020, khách hàng đã bị mất hàng loạt keywords đang có xếp hạng nằm trong trang 1 kết quả tìm kiếm.

Những bước Team đã thực hiện để cứu sống website này là:

  • Audit lại Website
  • Làm rõ Search Intent của khách hàng
  • Cải tiến và phát triển E.A.T
  • Fix toàn bộ các Profile backlinks.

Công việc thực sự không hề dễ dàng với một Website khổng lồ.

Thách thức

Website của khách hàng đang lên rất tốt và đang thắng cả những nhãn hiệu lớn trong mảng bán lẻ. Cập nhật vào 04/05/2023 đã tạo ra một sự sụt giảm nghiêm trọng về traffic cũng như doanh số của website.

Ảnh 02b: 2 thông bảo đơn giản nhưng đầy chết chóc liên quan đến lần Update thuật toán của Google

2 thông bảo đơn giản nhưng đầy chết chóc liên quan đến lần Update thuật toán của Google

2 thông bảo đơn giản nhưng đầy chết chóc liên quan đến lần Update thuật toán của Google

Đây là một cập nhật mà nạn nhân đa phần là những trang bán hàng Affiliate, nó cực kỳ giống những gì đang diễn ra vào lần update mới nhất của Google (Tháng 05/2023)

Đây là những lần cập nhật cần thiết bởi vì hầu hết những trang bán hàng dạng Affiliate không hoạt động như những doanh nghiệp thực sự và có xu hướng không minh bạch những yếu tố như: Địa chỉ công ty, SĐT công ty, mã số thuế, số giấy phép kinh doanh.

Website của khách hàng cũng không show ra được những thông tin quan trọng này và đặc biệt là đang có rất nhiều trang gây nhiễu loạn User Intent (mục tiêu tìm kiếm).

Khách hàng cố gắng nâng thứ hạng cao đồng thời những cụm từ na ná nhau trên cùng 1 trang hoặc 1 bài viết, ví dụ như:

  • digital cameras for beginners
  • digital cameras for sale

Mặc dù rõ ràng 2 cụm từ này hoàn toàn khác nhau về mục tiêu tìm kiếm nhưng nó lại diễn ra tràn ngập toàn website, và khiến cho Google đặt dấu chấm hỏi. Và sau nhiều thống kê, chúng tôi biết chắc rằng Google đã:

Và Team đã lên một kế hoạch để phản công, và đây là một Case Study được anh em đặt tên là: Case Study SEO Counter-Attack (Phản công)

Lập kế hoạch phản công (Counter-Attack)

Hồi phục 1 website dính Google Penalty luôn là một cuộc chiến khó khăn, Case Bại Binh Phục Hận đã chứng minh điều này cực kỳ rõ nét.

Có một vấn đề mà Team chắc chắn, đó là trước khi bị phạt, Website đã “được lòng” Google.

Bước #1 – Làm rõ lại User Intent

Như ở trên đã đề cập, có quá nhiều cách để khiến cho User Intent trên web này trở nên hỗn loạn.

Mỗi trang đều bị nhồi nhét quá nhiều keywords và có vẻ không thực sự tôn trọng việc đáp ứng chính xác những gì khách hàng mong muốn. Vậy làm cách nào có thể tìm ra được chính xác User Intent là gì?

Có 1 cách rất dễ! Hãy dùng chính Google xử lý, hãy tìm những cụm từ khóa và xem nhé:

Cùng xem ảnh 03: Tìm kiếm cụm từ “digital cameras for beginners”

Cùng xem ảnh 03: Tìm kiếm cụm từ "digital cameras for beginners"

Cùng xem ảnh 03: Tìm kiếm cụm từ “digital cameras for beginners”

Giờ là lúc hãy sử dụng kỹ năng quan sát nhé. Kết quả tìm kiếm hiện ra sẽ thể hiện cách mà Google thể hiện họ thích kết quả nào nhất, hãy tìm cách chiều lòng Google, trong trường hợp này:

  • Một trang bên trong được xếp hạng, không phải trang chủ
  • Các trang listing được ưu tiên
  • Các nội dung được tối ưu để bán hàng

Tiếp theo Team dùng các công cụ Ahref, Semrush để phân tích từng trang và từng web trong top 10 trang 1 để tìm ra vấn đề.

Bước #2 – Tối ưu nội dung

Với mục tiêu giải quyết Search Intent theo cách: Từng User Intent sẽ được giải quyết trong từng trang riêng biệt với chỉ 1 keyword, Team đã tối ưu xoay quanh mục tiêu này.

Team đã sử dụng Surfer SEO để phân tích.

Surfer SEO là gì? Surfer SEO là một công cụ SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) trực tuyến được sử dụng để nghiên cứu và tối ưu hóa nội dung trang web. Nó cung cấp các tính năng và công cụ để giúp các chuyên gia SEO, nhà phát triển nội dung và các nhà tiếp thị trực tuyến tạo ra nội dung tốt hơn và tối ưu hóa các trang web của họ để đạt được vị trí cao trong kết quả tìm kiếm. Công cụ Surfer SEO dựa trên phân tích hàng loạt dữ liệu từ các trang web hàng đầu trong kết quả tìm kiếm để đưa ra các đề xuất về tối ưu hóa nội dung. Nó sử dụng thuật toán để xác định yếu tố quan trọng của nội dung, bao gồm từ khóa, độ dài nội dung, định dạng, cấu trúc thẻ HTML, liên kết nội bộ và nhiều yếu tố khác. Surfer SEO cung cấp một loạt các công cụ như “Content Editor” cho phép soạn thảo nội dung trên một giao diện đồ họa dễ sử dụng và đưa ra đề xuất về cách cải thiện nội dung để nó phù hợp với yêu cầu của các công cụ tìm kiếm. Nó cũng cung cấp các công cụ khác như “SERP Analyzer” để phân tích kết quả tìm kiếm, “Keyword Research” để tìm kiếm từ khóa và “Site Audit” để kiểm tra sự tối ưu hóa của trang web. (#dungcaxinh)

 

Cùng xem ảnh 04 nhé: Cách mà Surfer SEO hoạt động

Cùng xem ảnh 04 nhé: Cách mà Surfer SEO hoạt động

Cùng xem ảnh 04 nhé: Cách mà Surfer SEO hoạt động

Công cụ này công nhận là cực mạnh, nó chỉ rõ ra anh chị em cần làm gì để tối ưu nội dung dựa trên kết quả các trang đứng đầu (hiểu nôm na là tại sao mấy trang khác đứng TOP còn trang anh chị lại không, chú ý là chỉ liên quan phần Onpage).

Team đã xử lý các vấn đề:

  • Xử lý bất kỳ lỗi nào được đề cập
  • Xử lý toàn bộ theo các gợi ý True Density

Đây là cách để xử lý và tối ưu nhanh nhất các vấn đề về nội dung. Chú ý từng bài vẫn phải SEO Onpage một cách chuẩn chỉ nhất.

Bước #3 – Phát triển những tín hiệu “E.A.T”

E.A.T là gì? E.A.T trong SEO là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ ba yếu tố quan trọng trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. E.A.T là viết tắt của “Expertise” (Chuyên môn), “Authoritativeness” (Uy tín) và “Trustworthiness” (Đáng tin cậy).

  • Chuyên môn (Expertise): Đây là khả năng của một trang web hoặc tác giả để cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và chuyên sâu về chủ đề. Google đánh giá sự chuyên môn bằng cách xem xét kinh nghiệm, học vấn, thông tin đào tạo và tài liệu tương tự của tác giả.
  • Uy tín (Authoritativeness): Uy tín đề cập đến độ tin cậy và uy tín của trang web hoặc tác giả. Google đánh giá uy tín bằng cách xem xét sự phản hồi từ người dùng, liên kết từ các trang web uy tín khác và các chỉ số uy tín khác.
  • Đáng tin cậy (Trustworthiness): Đáng tin cậy đề cập đến sự tin tưởng của người dùng vào trang web hoặc tác giả. Điều này liên quan đến việc cung cấp thông tin chính xác, không thiên vị, không có nội dung gian lận hoặc lừa đảo.

Việc tối ưu hóa E.A.T là quan trọng trong SEO để xây dựng niềm tin và đáng tin cậy từ phía công cụ tìm kiếm. Để làm điều này, cần đảm bảo rằng nội dung trang web có chất lượng cao, có nguồn gốc đáng tin cậy và được viết bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng. (#dungcaxinh)

Thuật ngữ này đã trở nên nổi tiếng sau bản update có tên: “Medic update” khi Google ra án tử cho những trang đưa ra những chỉ dẫn y học một cách vô căn cứ. Và đúng là Google ngày càng bắt đầu nhận thức rằng website nên đăng nội dung một cách có trách nhiệm. Google muốn phân phối những nội dung có tính chuyên môn, uy tín và đáng tin cậy (EAT). Và một thực thể thực sự tồn tại sẽ được ưu tiên hơn những dạng doanh nghiệp “ma”

Và Team đã ưu tiên việc nâng các chỉ số EAT theo nhiều cách.

Xác minh tác giả

Mặc dù khách hàng của Team là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và thừa năng lực để đưa ra những lời khuyên nhưng họ không thực sự thể hiện ra rằng họ là một tác giả hoặc một tiếng nói uy tín.

Team đã thực sự nghiêm túc trong việc thể hiện tính chuyên môn cũng như độ tin cậy bằng việc bắt đầu xử lý ngay trang “Tác giả” (Author page) ở trên tất cả các nội dung đã được xuất bản. Bao gồm xử lý toàn bộ phần:

  • Ảnh tác giả
  • Mô tả chi tiết về tác giả, bao gồm những chỉ dẫn về năng lực chuyên môn cực kỳ rõ ràng.
  • Dẫn link các hồ sơ Mạng xã hội của tác giả (những trang được tạo ra và chăm sóc cẩn thận)
  • Link website sang các bài viết trên mạng xã hội của tác giả.

Ảnh 05: Đây là một khung Author khá ổn (em build trên blog cá nhân), em học theo cách mà Team của Matt đã xử lý cho Case Counter-Attack này ạ.

Ảnh 05: Đây là một khung Author khá ổn (em build trên blog cá nhân), em học theo cách mà Team của Matt đã xử lý cho Case Counter-Attack này ạ.

Ảnh 05: Đây là một khung Author khá ổn (em build trên blog cá nhân), em học theo cách mà Team của Matt đã xử lý cho Case Counter-Attack này ạ.

Và cùng với sự kết hợp của Rank Math (một SEO Plugin khá xịn sò của Wordpress)… Team đảm bảo thêm và tối ưu các trường dữ liệu có cấu trúc (structured data) vào từng bài viết.

Ảnh 06: Rank Math rất mạnh, và cả nhà nên dùng cho các website Wordpress của mình nhé.

Ảnh 06: Rank Math rất mạnh, và cả nhà nên dùng cho các website Wordpress của mình nhé. 

Ảnh 06: Rank Math rất mạnh, và cả nhà nên dùng cho các website Wordpress của mình nhé.

Sau đó Team đã tạo thêm một LinkedIn Profile cho tác giả bao gồm toàn bộ lịch sử công việc, giáo dục, bằng cấp và link đến các tài khoản Social Media khác.

Xác minh doanh nghiệp (Business Verification)

Cho dù bạn có là 1 trang Affiliate hoặc 1 Store thương mại điện tử, hãy cho Google biết bạn là một doanh nghiệm thực thụ.

Cách dễ nhất để làm việc này là hãy đăng tên doanh nghiệp được đăng ký, địa chỉ, Phone, số ĐK Kinh doanh, đăng ký bộ công thương, …:

  • Trong phần Footer (chân trang)
  • Trong trang Giới thiệu
  • Trong trang Liên hệ
  • Trong trang chủ
  • Trong các trang con có nói về công ty

Ảnh 07: Về mặt kỹ thuật, hãy chú ý thống nhất tất cả các chỗ với dữ liệu có cấu trúc của tổ chức (Organization structured data)

Ảnh 07: Về mặt kỹ thuật, hãy chú ý thống nhất tất cả các chỗ với dữ liệu có cấu trúc của tổ chức (Organization structured data)

Ảnh 07: Về mặt kỹ thuật, hãy chú ý thống nhất tất cả các chỗ với dữ liệu có cấu trúc của tổ chức (Organization structured data)

Sau đó Team tạo một Google My Business thể hiện được các thông tin ở trên.

Ảnh 08: Cuối cùng, Team đã thêm một link Trustpilot ở cuối trang

Ảnh 08: Cuối cùng, Team đã thêm một link Trustpilot ở cuối trang:

Ảnh 08: Cuối cùng, Team đã thêm một link Trustpilot ở cuối trang:

Trustpilot là gì? Trustpilot là một nền tảng đánh giá và đánh giá sản phẩm và dịch vụ trực tuyến được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Nó cung cấp cho người dùng một nơi để chia sẻ và đọc những đánh giá của họ về các doanh nghiệp và sản phẩm khác nhau. Trong lĩnh vực SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), Trustpilot có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín và đáng tin cậy cho một trang web hoặc doanh nghiệp. Khi một trang web được đánh giá tích cực trên Trustpilot và có nhiều đánh giá tốt từ người dùng, điều này có thể có ảnh hưởng đến thứ hạng và sự hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm. Một số công cụ tìm kiếm có thể xem xét đánh giá từ Trustpilot để đánh giá độ tin cậy và uy tín của một trang web hoặc doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng của trang web trong việc xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.

Bằng cách này, Team đã khiến web trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy, đồng thời có một danh tiếng tuyệt vời trong việc đưa ra những sản phẩm chất lượng với dịch vụ miễn chê.

  • Tips: Cho dù Website của anh chị em nói về cái gì, nhất định web phải có một level của EAT thật cao để được Google xếp hạng. Điều này càng đúng cho các nội dung YMYL.

Nội dung YMYL là gì? YMYL (Your Money or Your Life) là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực SEO để chỉ những trang web hoặc nội dung có liên quan đến “Tiền bạc của bạn hoặc Cuộc sống của bạn”. Thuật ngữ này được Google sử dụng trong hướng dẫn chất lượng trang web của mình để đề cập đến các trang web và nội dung có tác động trực tiếp đến khía cạnh tài chính, sức khỏe hoặc hạnh phúc của người dùng. Các trang web YMYL bao gồm, nhưng không giới hạn, các trang về y tế, tài chính, luật pháp, tư vấn về sức khỏe, việc tuyển dụng và đào tạo, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, v.v. Đối với những trang web YMYL, Google đặt nhiều yêu cầu cao hơn về chất lượng, đáng tin cậy và uy tín. Google mong muốn đảm bảo rằng thông tin trên các trang YMYL được cung cấp bởi các nguồn có độ tin cậy cao và không gian cho các thông tin sai lệch hoặc lừa đảo. Do đó, tối ưu hóa SEO cho các trang YMYL đòi hỏi việc cung cấp nội dung chất lượng, dẫn chứng và tin cậy từ các nguồn có uy tín. (thuật ngữ này lần đầu được dùng khi Google xuất bản Search Quality Evaluator Guidelines (SQEG) vào năm 2015) – #dungcaxinh

Bước #4 – Fix các Backlink Profile

Team phát hiện ra khách hàng đã đi mua vô số backlink và đa số chúng đều là rác. Chẳng liên quan gì đến sản phẩm họ bán và những backlinks được tạo ra một cách không tự nhiên. Matt là người ảnh hưởng đến em (#dungcaxinh) nhất về việc hạ thấp tầm quan trọng của Backlinks, nếu BL là rác thì đừng làm còn hơn, vừa mất thời gian vừa bị phản tác dụng.

Ảnh 09: Hãy xử lý đống Backlinks độc hại!

 

Ảnh 09: Hãy xử lý đống Backlinks độc hại!

Ảnh 09: Hãy xử lý đống Backlinks độc hại!

Team tìm thấy quá nhiều backlinks được làm theo cách vô cùng cũ, không hề được cập nhật và nó đã sai hoàn toàn sau những bản Update mới của Googgle. Về vấn đề Guest Post, nếu làm không đúng sẽ trở thành vô cùng tai hại.

Ảnh 10: Điển hình của việc đăng ký GP là việc đăng ký những gói Guest Post một cách tràn lan ở những website hiển thị dòng quảng cáo to đùng về việc “hãy đăng ký Guest Post trên trang chúng tôi!”

Ảnh 10: Điển hình của việc đăng ký GP là việc đăng ký những gói Guest Post một cách tràn lan ở những website hiển thị dòng quảng cáo to đùng về việc "hãy đăng ký Guest Post trên trang chúng tôi!" 

Ảnh 10: Điển hình của việc đăng ký GP là việc đăng ký những gói Guest Post một cách tràn lan ở những website hiển thị dòng quảng cáo to đùng về việc “hãy đăng ký Guest Post trên trang chúng tôi!”

Google đã nói rất rõ về vấn đề này, chỉ có cả nhà đang cố tình hiểu sai hoặc phớt lờ mà thôi!

Ảnh 11: Google đã có những thông báo cực kỳ chính thống về việc họ không thích những kiểu tạo BL 1 cách spam và đậm chất nhân tạo!

Ảnh 11: Google đã có những thông báo cực kỳ chính thống về việc họ không thích những kiểu tạo BL 1 cách spam và đậm chất nhân tạo!

Ảnh 11: Google đã có những thông báo cực kỳ chính thống về việc họ không thích những kiểu tạo BL 1 cách spam và đậm chất nhân tạo!

Sau khi xử lý Audit backlinks, Team đã làm file disavow file để chỉ rõ ra những link nào cần được loại bỏ.

Trong khi Google thực thi lệnh remove này, Team tiếp tục Link building tuân thủ:

  • Có tính liên quan mật thiết và đến từ trang có uy tín
  • Những trang không tuyên bố “bán backlinks” một cách lộ liễu
  • Có ít nhất 1000 organics visitors 1 tháng.

Và đã đến lúc hái quả

Ảnh 12: Chỉ sau 3 tháng, Team đã hoàn toàn hồi phục được đà đi lên của Web sau cú đánh sập ngoạn mục đến từ chị Google.

Ảnh 12: Chỉ sau 3 tháng, Team đã hoàn toàn hồi phục được đà đi lên của Web sau cú đánh sập ngoạn mục đến từ chị Google. 

Ảnh 12: Chỉ sau 3 tháng, Team đã hoàn toàn hồi phục được đà đi lên của Web sau cú đánh sập ngoạn mục đến từ chị Google.

Và kết quả quá ngọt luôn: ^^

  • Organic traffic tăng từ 631,778 lên 1,204,197 (+90.6%)
  • Đơn hàng tăng từ 4,377 lên 6,163 (+40.8%)
  • Doanh thu tăng từ $238,914 lên $366,098 (+53.2%)

Điều quan trọng là web từ đó đến nay vẫn tăng trưởng đều và cực mạnh!!!

Nay mùng 01 âm rồi, em chúc cả nhà một tháng mới may mắn, mạnh khỏe và nhiều lộc lá ạ ^^!

Có tý liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận