Sau chuỗi chia sẻ Case Study SEO về Win, em đã chuyển sang chia sẻ về những Case Study có ý đồ “Chơi” Google ngay từ đầu. Case Study SEO Đọa Lạc Thiên Sứ (The Fallen Angel) em mới chia sẻ cách đây vài ngày đã chứng minh một sự thật: “Dù có là Nam Đế Bắc Cái thế nào thì vẫn thua Vô Danh Thần Tăng, ông lão quét lá ở chùa Thiếu Lâm, ở đây là những “người làm chủ cuộc chơi” – nhân viên kiểm duyệt của Google, Vô Danh nhưng sức mạnh tuyệt luân!), đặc biệt khi anh chị em cố tình chơi gian lận!”. Nếu như ở Case Đọa Lạc Thiên Sứ, mặc dù Conch-house(.com) bị “tận diệt” (deindex 100%) sau 3 tháng, nhưng những đồng chí lươn lẹo (không thể phủ nhận họ cũng quá tài năng) cũng đã kịp đút túi hơn 1 triệu mỹ kim thì hôm nay em sẽ chia sẻ một Case khác, nó đang rất giống nhiều dự án mà các bạn bè em đang triển khai, vô tình hay hữu ý dùng những thủ thuật, black tips tricks để lên cực nhanh, để rồi cuối cùng phải thốt lên: “Giá mà nghe lời khuyên của các bạn sớm hơn!” hoặc “Người anh em, tất cả sụp đổ rồi!“; Case Study có cái tên đầy chết chóc: “Death Candle” (Ngọn Nến Tử Thần)!
Xin tóm tắt Case này bằng một email CEO Hari Prasad Dahal hariprasaddahal2605…@gmail.com
“Hey Dungcaxinh…
Wish hearing you sooner, i see now: Death Penalty!
Today is my birthday, and this is a death-day at all :(
You are right, again :9
HaPraDa,”
Tạm dịch:
“Hi Dungcaxinh…
Ước gì đã nghe lời mày sớm hơn, tao đã bị kết án rồi: TỬ HÌNH!
Hôm nay sinh nhật tao, và cũng là ngày “tử nhật” nữa!
Mày lại đúng, 1 lần nữa
HaPraDa,”
Sở dĩ có email này vì có một vài lần mail qua mail lại để xin tư vấn về các chiến thuật Link Buildings hoặc Entity Building, em có check các dạng content của Dahal từng làm và chia sẻ với hắn nên dừng cách làm này lại vì sớm muộn cũng sẽ bị Google “cho ra đảo!” và cũng dẫn chứng vài lần cảnh báo các anh em khác, và các anh em khác đúng là “bờ vẫn còn xa lắm!”
Sau những Case Study kiểu như Đọa Lạc Thiên Sứ của Conchhouse(.com), ý tưởng kiếm nhiều triệu đô trong 1 thời gian ngắn và chấp nhập án tử treo lơ lửng cho hệ thống website bùng lên ở các groups SEO, đặc biệt là các groups kín, nơi hội tụ rất nhiều cao thủ võ lâm với khả năng thực chiến siêu đẳng. Biết chắc chắn website sẽ bị “vả sml”, nhưng kiếm nhiều đô la trong thời gian ngắn thế thực sự có sức “cám dỗ chết người”. Trong làn sóng này, vẫn có những người đứng ngoài cuộc chơi, ví dụ như team của “The Brain” Matt cùng đồng bọn (Matthew Woodward, Rad Paluszak, Raf Nassir, Luke Kay, Simona Sciacca và John Ridd) (em đã chia sẻ 3 Case thượng thừa của chủ tướng Lưu Bị cùng Ngũ Tổ Tướng, cả nhà có thể xem lại ạ: Case Bại Binh Phục Hận, Case Couter-Attack và Case Thần Sấm) và một số anh em SEO kiểu nông dân khác (trong đó có em #dungcaxinh) – những người do kiến thức hạn hẹp, năng lực thấp nên chỉ làm SEO với một tâm niệm: Toàn lực đem lại giá trị cho người dùng (Quality is King) và bỏ qua cũng như xem nhẹ mọi yếu tố kỹ thuật!
Hari Prasad Dahal thời điểm cuối năm 2021 nổi lên như 1 ngôi sao SEO với biệt danh “The Phantom” – Bóng ma, không bao giờ anh em trong nhóm biết chính xác hắn là ai, ở đâu và thực sự đang làm gì. Nếu tìm kiếm trên Google, sẽ có hàng loạt thực thể Entity với cái tên Hari Prasad Dahal (ví dụ Linkedin vẫn còn 1 account đang live Linkedin(.com/in/hariprasadoo)) nhưng khả năng rất cao đó cũng chỉ là 1 cái bóng trong nhiều cái bóng của “The Phantom” mà thôi! Điều chính xác duy nhất đã được khẳng định: Đây là một bóng ma siêu đẳng đến từ Nepal, với những lần “thoát chết” đến ngoạn mục. Nếu như trong bóng đá, có 1 thuật ngữ có tên “Vận May Bayern”: “Bayern-Dusel” (dịch sang tiếng Anh là Bayern-luck với chữ Dusel có nghĩa là may mắn không có 1 tý thuyết phục nào) đã và vẫn đang tạo ra những tranh cãi nảy lửa trong hàng thập kỷ, để rồi có hẳn 1 trang Wiki nói về thuật ngữ Bayern-Dusel! thì vào những tháng cuối năm 2021, trong giới SEO kín đã có thuật ngữ “Phantom-Dusel”. Bóng ma có những kèo SEO không tưởng, black đến không thể nào white hơn mà thoát được hết các án phạt Google Penalty! Nhưng….
Thần chết “Google” đã gửi đến một món quà sinh nhật sớm không thể ngọt ngào hơn: Death Candle (Ngọn Nến Tử Thần)! Cùng tìm hiểu nào…
Gượm 1 chút, 1 phút dành cho ôn bài…
Hôm qua, trên Group Tâm Sự Con Sen có 1 bài của bác Thị Yến Nguyễn chia sẻ về chủ đề: “16 Cách Đặt Tiêu Đề Hấp Dẫn: Cứ Áp Dụng Là Khiến Người Xem “Không Thể Rời Mắt”, thật sự rất hay và hữu ích. Em xin tóm tắt nhanh lại để cả nhà ôn bài kiến thức thực hành Con Sen trước khi quay lại hỏi thăm ông Thần Chết nhé ^^!:
- 1. Headline dạng “Hướng dẫn cách làm”: Cách khử mùi hôi của vịt”
- 2. Headline dạng “Cảnh báo”: “Bộ Công An cảnh báo 5 “chiêu lừa” mùa dịch”
- 3. Headline dạng “Con số”: “Internal link là gì? Bật mí 19 mẹo tối ưu Internal Link cho Website”
- 4. Headline dạng “Hài hước”: “Nhân viên EVN tóm gọn đối tượng Ship rau cải kèm Ketamin”
- 5. Headline dạng “Bí ẩn, bí mật, sự thật”: “Trên đời có MA thật không?”
- 6. Headline dạng “Bằng chứng xã hội”: “Xu hướng SEO 2023, chia sẻ của 5+ Cao thủ SEO hàng đầu thế giới” (Bài này của em ^^)
- 7. Headline dạng “Phản hồi, trải nghiệm của khách hàng”: Phần này bạn Yến chưa tìm ra ví dụ, thôi em lấy luôn tiêu đề bài này ghép vào đúng phần còn thiếu duy nhất trong bài của bác Yến Nguyễn => “”Đó là một sinh nhật chết chóc!” (Hari Prasad Dahal)”
- 8. Headline dạng “Câu hỏi”: “Google Stacking là gì? Google Entity Stacking là gì?”. (Bài này may mắn cũng là của em, cám ơn bác Yến)
- 9. Headline dạng “Miễn cưỡng”: “Làm thế nào để tỉnh táo sau một đêm thức trắng?”
- 10. Headline dạng “Tin tức”: “Bản tin SEO tháng 3/2023”
- 11. Headline dạng “Nhạy cảm với thời gian”: “Chỉ còn 12 ngày là đến hạn quyết toán thuế TNCN”
- 12. Headline dạng “Mệnh lệnh”: “Lên đồ và xuống phố chào hè thôi chị em ơi!”
- 13. Headline dạng “So sánh”: “So sánh iPhone và Samsung: Sự khác nhau giữa 2 ông Trùm!”
- 14. Headline dạng tục ngữ, thành ngữ, ca dao. “Giá cả ở Phú Quốc có thực sự Đắt Xắt Ra Miếng không?”
- 15. Headline dạng trích dẫn: “Dũng Cá Xinh: “Xin lỗi anh em vì hay bốc phét dài dòng văn tự”
- 16. Headline dạng lời hứa: “SEO TOP 1 Google: Những yếu tố ảnh hưởng đến TOP 1 sau khi phân tích 11,8 triệu kết quả” (ái dà, lại có 1 thêm 1 bài được ví dụ ^^)
Cám ơn bác Thị Yến Nguyễn đã chia sẻ, cực kỳ giá trị khi làm Title Tag trong SEO, thẻ Tiêu Đề từ ngày đầu Google ra mắt (1998) đến nay vẫn giữ nguyên sức mạnh của nó!
Giờ quay lại với món quà của “The Reaper” nào…
Case Study SEO: “Death Candle” (Ngọn Nến Tử Thần) – Cái chết của MCEZone(.com)
Tóm tắt
Đây là dự án tất tay của The Phantom Hari Prasad Dahal. Sau những lần thoát chết khó tín (chắc được các cụ “gánh còng lưng”, Dahal cực tin mình có “chân mệnh thiên tử” cũng như “phước lành từ Nepal”, tuyết đối tin vào cái gọi là “Phantom-Dusel” nên định đánh 1 trận cuối cùng để về hưu, kiếm vài triệu đô rồi đi Hawaii “dưỡng già”.
Đầu năm 2022 đúng là “thời tới cản không kịp” đối với Phantom-Dusel, mặc dù vài tháng khởi động dự án chẳng có tín hiệu đặc sắc nào, đến tháng 4 năm 2022 website MCEZone(.com) của đã đạt những thành tựu “đáng sợ”:
- Được index 79,543 keywords
- Chỉ có 1,204 pages
- Nhưng Total Traffic trung bình đạt đến 5,2 triệu.
Ảnh 01: Vào 25/04/2022, Ahrefs đã ghi nhận MCE Zone đạt đỉnh Organic traffic tại mốc 10,838,951.
Website tự mô tả bản thân là “World’s Best News Site” – Web thông tin tốt nhất thế giới! (ái chà). Điều đáng buồn là, có vẻ như nó không “best như mô tả ^^”!
Cách mà Bóng Ma đã “chơi” chị Google
Định hướng của Hari cực kỳ rõ ràng, đồng chí này tập trung toàn lực vào việc chia sẻ thông tin về những trang tải phim torrent (Popular movie torrent) cho thị trường Ấn Độ (Indian market).
Và chiến lược của dự án này rất rõ ràng: “Sử dụng hệ thống backlinks rác kèm traffic users không tự nhiên dồn vào những bài có nội dung chất lượng thấp, chỉ đủ tốt dể có thể lừa Google trong 1 thời gian ngắn!”
Cùng xem kỹ hơn
Nội dung (Content)
Dùng công cụ Site Explore trong Ahrefs, dễ dàng nhìn ra những điểm không ổn của dự án này:
- Thay vì tạo ra những thông tin fresh (yêu cầu bắt buộc đối với trang news – tin tức), nó chỉ thuần túy gồm những bài viết về những trang chia sẻ torrent tải phim lậu cho thị trường Ấn Độ.
Ảnh 02: Cùng tận mắt xem 1 landing page đạt đến 4,276,681 Organic Traffic vào ngày 25/04 nhé.
- Rõ ràng trang đang có traffic lớn nhất là trang hướng dẫn cách tải phim lậu.
- Vào thời điểm ChatGPT chưa ra đời, rõ ràng những câu văn ở đây được dịch một cách vụng về từ ngôn ngữ नेपाली (tiếng Nepal) sang tiếng Anh bằng Google Translate (thưở còn ngây ngô, không kiêu sa đài các như bây giờ ^^)
Tiếng Nepal (नेपाली) là ngôn ngữ của người Nepal và cũng là ngôn ngữ chính thức của Nepal. Tiếng Nepal là 01 thành viên của hệ thống ngữ chi Ấ́n-Arya, trực thuộc ngữ tộc Ấ́n-Iran nằm trong ngữ hệ Ấn-Âu. नेपाली là ngôn ngữ chính ở Nepal và cũng được sử dụng rộng rãi ở quốc gia Bhutan, một phần nhỏ tại Ấn Độ và Myanmar. (#dungcaxinh)
Ảnh 03: Sử dụng công cụ Giant Language model Test Room (GLTR) check và có thể thấy rõ Content được tạo thô sơ bằng các công cụ (còn xa mới được tính là tạo bằng AI, ở đây chỉ được tính là dùng Google Translate và không sửa lại).
GLTR là gì? Giant Language model Test Room (GLTR) là một công cụ được phát triển bởi OpenAI để kiểm tra tính khả thi của việc phân biệt giữa các văn bản do con người viết và các văn bản do mô hình ngôn ngữ tự sinh ra. Đây là một ứng dụng của công nghệ AI được tạo ra để giúp người dùng đánh giá khả năng của các mô hình ngôn ngữ tự động, như các hệ thống tương tác ngôn ngữ tự nhiên (NLP), và xác định mức độ tin cậy của các dự đoán hoặc đầu ra của chúng. GLTR sử dụng một phương pháp gọi là “chạy ngẫu nhiên và kiểm tra” (random sampling and checking) để xác định xem một dự đoán cụ thể của mô hình ngôn ngữ có được xem là khả thi hay không. Nó tạo ra một số lượng lớn các dự đoán từ mô hình và hiển thị chúng cho người dùng. Người dùng sau đó kiểm tra và đánh giá xem liệu dự đoán nào là “khả thi” (feasible) – có thể được viết bởi con người, và dự đoán nào là “không khả thi” (implausible) – có khả năng được tạo ra bởi mô hình ngôn ngữ. GLTR giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về khả năng của mô hình ngôn ngữ và đưa ra một số đánh giá về tính khả thi của đầu ra của nó. Điều này có thể hữu ích để đảm bảo tính đáng tin cậy và chính xác khi sử dụng các mô hình ngôn ngữ tự động trong các ứng dụng thực tế. (#dungcaxinh)
Dĩ nhiên dùng 1 công cụ của năm 2023 để check 1 dự án đầu năm 2022 thì không công bằng cho The Phantom lắm ^^. Nhưng kệ, đây là soi ra lỗi để mà cùng nhau tránh, không “chết mà không hiểu vì sao mà chết” thì rất là đáng tiếc.
Cho dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc content viết bằng AI (như chatGPT) có được Google công nhận hay không, hoặc có bị phạt hay không? (Cá nhân em vẫn cho rằng nên nhìn vào bản chất CÚC CUNG PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG, miễn là nó có giá trị, chất lượng thì người hay AI viết đều sẽ được Google chấp nhận, em cũng đã cho hơn 100 bạn CTV test dùng chat GPT viết rồi sử dụng 1 số tips để spin nhẹ hoặc cố tình làm cho sai chính tả như 1 con người thì dễ dàng vượt qua các bài test check có phải do AI viết không, trong khi 1 team tự viết nhưng thiếu “cá tính” hoặc “storytelling có màu sắc cá nhân” đều bị tính là content do AI viết), nhưng những nội dung translate thô sơ bằng Google Dịch thì dĩ nhiên là còn xa mới xứng đáng với cụm mỹ từ “World’s Best News Site!”, có lẽ đây là dạng Content tệ nhất trong SEO thì có ^^.
Liên kết (Links)
Khi soi sang links, có một vấn đề rất đáng nghi, đó là: Có quá nhiều link dẫn đến từ Blogspots.
Ảnh 04: Dùng công cụ báo cáo Anchors và lọc sang phần Blogspots Domain Anchors, sự thật đã được phơi bày, dự án đã sử dụng một chiến lịch Link Building cực kỳ kém chất lượng.
Ảnh 05: Đi sâu vào phần Dofollow, chúng ta tiếp tục nhìn thấy hơn 50 liên kết có chính xác “long anchor text”.
Rõ ràng, đây không phải là một cách làm xuất sắc!
Tip hạng nặng: Khi tạo ra các backlinks hoặc nuôi các thực thể Entity (xem thêm bài cách xây 350+ Bookmarking Sites một cách tự nhiên nhất, bao gồm chú ý quan trọng nhất là: Tạo xong phải Nuôi) thì cố gắng unique tất cả mọi thứ, từ tiêu đề, nội dung, thẻ Alt, thẻ Caption, thậm chí là cả Outline để tạo ra những content chung nội dung nhưng khác nhau về cách trình bày: Hãy tạo ra những Nhân cách khác nhau cho các thực thể của cùng 1 đối tượng!
Ảnh 06: Tiếp tục xem thêm phần Referring Domains trên Ahref, Grid Server (.com) đã hiện ra.
Ảnh 07, Và cuối cùng, nó có 1 redirect bất thường của 1 domain có DR (Domain Rating) tận 67 chuyển hướng về
Ảnh 08: Và đây là nội dung của website đó, chỉ thuần túy là listing domain, cực kỳ đáng nghi
Và chị Google đã “nhìn thấu tâm can” ra sao?
Google có nhân viên kiểm duyệt, và nếu như Ahref còn dễ dàng soi ra những “điểm bất thường” như thế kia thì “những Vô Danh Thần Tăng” nắm rõ Thuật Toán của Google chả lẽ không nhìn ra?
Dự án đã bị kết liễu bởi một trong những bản cập nhật “Chết chóc” bậc nhất của Google: Bản cập nhật Core Update diễn ra vào tháng 05 năm 2022 với cái tên ngắn gọn “May 2022 Core Update”
Ảnh 09: Dấu chấm hết và nét vẽ tạo ra chiếc nến thử thần đẹp một cách hoàn hảo!
Hình ảnh biểu đồ y như một chiếc bánh gato có những ngọn nến được cắm ở trên, là “món quà sớm” gửi đến Hari. “Phantom-Dusel” đã mất linh nghiệm trong trận đánh lớn nhất của Bóng Ma.
Một bí mật nhỏ nữa?
Ahrefs khó soi được chất lượng của traffics, nhưng sau này trong những lần mổ xẻ Case này, Rad Paluszak (biệt danh The Artist, em đã giới thiệu trong các Case trước) với Agency Husky Hamster siêu mạnh về Link Building đã chia sẻ với anh em: Case Death Candle này sở dĩ lên dựng đứng như ngọn nến là do có buff Traffic Users một cách không tự nhiên, vô tội vạ và cực kỳ bất thường. Đây là một trong những yếu tố “hạng nặng” bị Google trảm mạnh nhất vào bản Core Update tháng 05 chết chóc!
Tổng kết
Case Study SEO Death Candle (Ngọn Nến Tử Thần) này hội tụ đầy đủ của kỹ thuật “Content Explorer Hack“, bao gồm:
- Chất lượng Content rác, số lượng lớn nhưng dùng công cụ thô sơ tạo hàng loạt
- Tập trung vào thị trường đông dân và hướng vào những sản phẩm vi phạm bản quyền cao
- Sử dụng Backlinks rác và không Unique content ở các backlinks
- Sử dụng chiến thuật Buff Traffic Users không tự nhiên (kiểu người Việt Nam mà lại đi vào web Ấn Độ đọc bài, số lượng traffic tăng đột biến, như vậy là có dấu hiệu gian lận rất cao rồi!)
Ảnh 10: Cách soi 1 web sử dụng kỹ thuật Content Explorer Hack (ảnh của master Chris Haines)
Các bước thực hiện:
- Dùng công cụ Content Explorer của Ahrefs
- Chuyển sang tab Websites
- Lọc những Websites có Traffic cao nhưng DR thấp
- Soi kỹ về Content, Backlinks để đưa ra kết luận, đáp ứng đủ 4 gạch đầu dòng ở trên, thì khả năng web đó đang dùng kỹ thuật Content Explorer Hack là cực kỳ cao!
Sau món quà sinh nhật đầy “chết chóc”, Bóng Ma đã biến mất không dấu vết, web vẫn còn nhưng khả năng là đã bán đi cho Team khác vận hành (đã qua tay vài Team). Đã từng có những lời đề nghị các Team của Matt hoặc nhỏ hơn là Team anh em nông dân của em “set kèo” Recover lại nhưng đương nhiên là tất cả đều “từ chối”, đơn giản là: “Cách đi sai từ đầu và Thần Chết đã ra tay rồi thì khó biến từ sai thành đúng lắm ạ!”
Em vừa vào Ahrefs chụp lại chiếc bánh sinh nhật có nến của 1 trong những Case Study nổi tiếng nhất cho đến nay về việc “chơi Google bất thành”. Mặc dù người lĩnh xướng trận chiến là “Phantom-lucky” trăm trận trăm thắng nhưng cuối cùng MCEZone(.com) cũng đã tử nạn để sinh ra cái tên Case là Death Candle đầy ám ảnh!
Ảnh 11: Đến giờ web vẫn chưa thể hồi phục và hình ảnh cái bánh sinh nhật đầy nến chỉ được tô vẽ đẹp lên mà thôi! Ảnh #dungcaxinh chụp trên Ahrefs (bản 999$/1 tháng) lúc 11h30 sáng ngày 26/05/2023, đúng 1 năm sau ngày The Phantom gửi email thông báo dự án MCEZone(.com) dính án “Tử hình”, cũng rất buồn là đúng ngày sinh nhật của hắn! (Đó là hắn nói thế, còn em cũng chỉ tin 70% thôi, hắn là Bóng Ma mà ^^)
Thứ 6 rồi, chúc cả nhà cuối tuần thật nhiều an lành và niềm vui, 4 đứa nhà em hết hôm nay cũng được nghỉ hè, và coi như “3 tháng chông gai” cũng bắt đầu từ ngày mai!!! Cố lên cố lên!