SEO Case Study: Đọa Lạc Thiên Sứ – Kiếm 1 triệu đô trong 3 tháng để rồi “ra đảo”

SEO Case Study

by Dũng Cá Xinh
2,5K lượt xem
SEO Case Study - Đọa Lạc Thiên Sứ - Kiếm 1 triệu đô trong 3 tháng để rồi ra đảo - THUMB ngang
(1 bình chọn)

Mấy bài chia sẻ trước, em đã chia sẻ về 3 Case Study SEO đỉnh chóp của Matt (bộ não) cùng đồng bọn (Matthew Woodward, Rad Paluszak, Raf NassirLuke KaySimona SciaccaJohn Ridd): Case Bại Binh Phục Hận, Case Couter-AttackCase Thần Sấm. Trước khi tạm chia tay (em sẽ quay lại series Case thành công này sớm), xin 1 lần vinh danh lại những cao thủ đã chia sẻ những Case thực sự quá chất ạ:

Matthew Woodward là ai? 

  • Matthew Woodward là một chuyên gia SEO và Marketing Online đẳng cấp thế giới (world-class), người nổi tiếng với những Case Study SEO xuất chúng. Với tuyên ngôn “Live It, Breathe It, Love It“, Matt đã chia sẻ những kiến thức sâu rộng về SEO và giúp hàng ngàn khách hàng tạo ra doanh số khổng lồ từ SEO. Làm Blog từ khi Google và Youtube còn chưa ra đời, hơn 20 năm làm Blog cùng hàng chục lần diễn thuyết cùng vô số ebooks khóa học của Matt đã giúp cho học viên cũng như cộng đồng kiếm được hàng triệu đô la Mỹ từ SEO. Trong những SEO Case Study nổi tiếng nhất nhì thế giới, Matt rất nhiều lần đóng vai trò “bộ não” cũng như “linh hồn” của dự án! Cách tiếp cận của Matt đối với SEO luôn là: “Keep it simple!” và đi vào cốt lõi của SEO: Phục vụ người dùng!

Rad Paluszak là ai? 

  • Rad Paluszak là một chuyên gia về Web (bắt đầu từ 2001) và SEO (bắt đầu từ 2010) nổi tiếng thế giới. Được gọi với nickname The Artist, Rad đã từng là nòng cốt trong các dự án SEO trong và ngoài nước của Neadoo Digital Ltd, Agency Marketing nổi tiếng ở London. Rad Paluszak tham gia SUSO Digital vào năm 2017 với cương vị Giám Đốc về SEO và chuyên sâu về Technique SEO cao cấp. Anh ý đã thành lập Agency Husky Hamster lừng lẫy chuyên về Link Building vào năm 2021.

Raf Nassir là ai?

  • Raf Nassir là một chuyên gia về SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và nổi tiếng ở cương vị giám đốc thương mại của SUSO Digital Agency. Raf và SUSO chuyên hỗ trợ các khách hàng trong việc nâng cao thứ hạng trên các trang kết quả tìm kiếm và theo trường phái SEO sạch “Quality is King, Keywords are Queens“. Cùng với Matthew Woodward và các đồng đội, Raf đã tạo ra những Case Study kinh điển về SEO, xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa.

Luke Kay là ai?

  • Luke Kay là một chuyên gia phân tích kỹ thuật số và phân tích SEO tuy còn trẻ nhưng có những thành tựu rất đáng nể. Những vị trí mà Luke đã từng kinh qua là: Digital Analyst @ Exertis Micro-P; SEO Specialist @ Pacific; SEO Analyst @ SUSO Digital; Digital Media Executive @ WMG Agency và Marketing Executive @ Made Television. Luke Kay khá nổi tiếng vì khả năng master rất nhiều kỹ năng khó: Social Networking, Microsoft Office, Social Media Marketing, Public Relations, Management, Media Strategy, Google Webmaster Tools, Media Research, Digital Media, Outdoor Advertising

      Simona Sciacca là ai?

      • Simona Sciacca là một trong những nữ chuyên gia hiếm hoi trong lĩnh vực Digital và SEO. Simona rất nổi tiếng trong việc phân tích và đã từng tham gia rất nhiều công ty lớn: Bắt đầu từ

      John Ridd là ai?

      • John Ridd là một kỹ sư phần mềm với chuyên môn rất cao về Dữ liệu đám mây và cũng là một chuyên gia SEO rất nổi tiếng. Danh sách công ty John Ridd đã từng làm việc thực sự đáng nể: SEO Team Leader tại SUSO, chuyển ra làm đối tác chiến lược của SUSO, tự thành lập công ty John Ridd Consulting Limited, giám đốc của Carbon13 và giờ đang là CEO (kiêm Founder) của Greenpixie. Những dự án SEO mà John Ridd tham gia thực sự đã rất nhiều lần gây “chấn động giới SEOers”.
      Team SEO siêu mạnh của Matt: Lưu Bị và Ngũ Hổ Tướng

      Team SEO siêu mạnh của Matt: Lưu Bị và Ngũ Hổ Tướng

      Điểm chung của bộ não Matt và Ngũ Hổ Tướng là: Luôn tập trung đem đến những giá trị thực sự và bỏ qua những kỹ thuật đen nhằm qua mặt Google!!!

      Nghe có vẻ đơn giản đúng không ạ? Không dễ để bỏ qua sự cám dỗ của “Tà Đạo” vì chỉ cần dùng vài kỹ thuật kiểu: Mua backlinks rác, mua Guest post tràn lan và chẳng liên quan, mua Traffic Users không tự nhiên và có dấu hiệu gian lận,… là có thể đẩy một web sơ sài (chỉ có vài bài viết, không hề SEO Onpage gì dễ dàng lên TOP (để đạt mục tiêu, đạt cam kết hoặc hớt váng)). Cực dễ và cực nhanh! Nhưng, đã bao giờ anh chị em thấy website sụp đổ chỉ sau một thời gian ngắn vì bị Google phạt chưa ạ? Hôm nay em sẽ chia sẻ 1 dự án lên nhanh đáng kinh ngạc, kiếm 1 triệu đô trong 3 tháng ngoạn mục nhưng cuối cùng vẫn chết. Nếu về khía cạnh kiếm tiền thì là đây đúng là cao thủ võ lâm, nhưng về SEO thì đây là một minh chứng hùng hồn cho chân lý: “Thật thà là cha gian dối”, gian lận sẽ bị “trảm” sớm hay muộn. Case Study này anh em đồng ý gọi là: Thiên Thần Sa Ngã (Fallen Angel) hoặc Đọa Lạc Thiên Sứ (The Fallen Angel) (Lấy theo tên bộ phim điện ảnh The Fallen Angel 1995 của Kim Thành Vũ (Takeshi Kaneshiro) – một bộ phim mà em cho rằng nó thuộc hàng kinh điển).

      SEO Case Study: Đọa Lạc Thiên Sứ - Kiếm 1 triệu đô trong 3 tháng để rồi "ra đảo"

      SEO Case Study: Đọa Lạc Thiên Sứ – Kiếm 1 triệu đô trong 3 tháng để rồi “ra đảo”

      Tóm tắt Case:

      • Tăng trưởng như chó đứt xích trong 1 thời gian cực ngắn
      • Kiếm được hơn 1 triệu USD tiền hoa hồng Affiliate Amazon
      • Đứng TOP những keywords cực khó với số lượng keywords được rank cực khủng.
      • Sử dụng các công cụ spin bài và AI để tạo ra những nội dung trùng lặp và “thao túng tâm lý” người dùng.
      • Bị Google trảm, mọi thứ quay trở về cát bụi!!!

      Bài viết này em xin phép sử dụng các hình ảnh của cao thủ SEO Chris Haines ạ.

      Chris Haines là ai? Chris Haines là một giám đốc SEO có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. Chris rất hay chia sẻ những bài viết về SEO cực kỳ có giá trị ở các Blog hoặc ở các diễn đàn nổi tiếng. Khi không tham gia vào công việc SEO, anh ấy thích tìm hiểu về những bàn phím synthesizer cổ điển, đi dạo trên bãi biển cát và thưởng thức những tách trà ngon, một hình mẫu điển hình về cân bằng cuộc sống trong giới SEOers – #dungcaxinh

      Cùng bắt đầu nào

      Thiên thần sa ngã: Conch House

      Ảnh 01: Vào ngày 19/08 năm 2022, Ahrefs đã ghi nhận Conch-house.com chạm đỉnh với Organic Traffic (Traffic tự nhiên) đạt xấp xỉ 6,7 triệu.

      Ảnh 01: Vào ngày 19/08 năm 2022, Ahrefs đã ghi nhận Conch-house.com chạm đỉnh với Organic Traffic (Traffic tự nhiên) đạt xấp xỉ 6,7 triệu.

      Ảnh 01: Vào ngày 19/08 năm 2022, Ahrefs đã ghi nhận Conch-house.com chạm đỉnh với Organic Traffic (Traffic tự nhiên) đạt xấp xỉ 6,7 triệu.

      Thành tựu vào tháng Tám năm 2022, bình yên trước cơn bão

      • 2,794,551 từ khóa được xếp hạng
      • 255,527 trang được indexed
      • Traffic trung bình là: 3,6 triệu.

      Conch-House(.com) là một website chuyên về review và có đến hơn 250,000 từ khóa có dạng “Best + Tên sản phẩm” được xếp hạng và 14,000 trong số đó đạt TOP 1.

      Ảnh 02: Sự tăng trưởng đột biến về traffic đồng nghĩa Team thực thi SEO của Case này là những thiên tài thực sự!

      Ảnh 02: Sự tăng trưởng đột biến về traffic đồng nghĩa Team thực thi SEO là những thiên tài thực sự!

      Ảnh 02: Sự tăng trưởng đột biến về traffic đồng nghĩa Team thực thi SEO là những thiên tài thực sự!

      Chủ nhân website này đang kiếm được số tiền khổng lồ, và theo tính toán của các chuyên gia, số tiền hoa hồng Affilate của Conch-House đã vượt qua mốc 1 triệu USD.

      Ảnh 03: Chuyên gia SEO Thomas Jepsen là một trong những người đầu tiên phát hiện Conch-House đã bị Google cho ra đảo!

      Ảnh 03: Chuyên gia SEO Thomas Jepsen là một trong những người đầu tiên phát hiện Conch-House đã bị Google cho ra đảo!

      Ảnh 03: Chuyên gia SEO Thomas Jepsen là một trong những người đầu tiên phát hiện Conch-House đã bị Google cho ra đảo!

      Thomas Jepsen là ai? Thomas Jepsen là một chuyên gia về lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư bất động sản và là CEO của Passion Plans. Thomas đã làm việc trong ngành Bất động sản trong suốt 10 năm qua và đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như Bloomberg, Realtor.com và Inc. Trong quá trình học tập chương trình Thạc sĩ Kế toán, ông đã thành lập Contractor Quotes. Công ty này giúp kết nối chủ nhà với các nhà thầu đã được kiểm tra. Thomas đã bán công ty này vào năm 2020. Thomas, một chuyên gia SEO đến từ Đan Mạch, đã được trao thẻ visa E-2 Treaty Investor vào năm 2016. Năm 2020, ông đã được trao thẻ xanh National Interest Waiver trong việc tạo ra tính minh bạch trong ngành cải thiện nhà ở. Bằng cách giúp làm cho quá trình xây dựng nhà trở nên hiệu quả hơn, Thomas đang gắn bó với sứ mệnh giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở (cho những người có nhu cầu ở thực sự, không phải đầu cơ) tại Hoa Kỳ. Một sự thật thú vị: Thomas Jepsen là một chuyên gia SEO hàng đầu và có rất nhiều bài viết cực kỳ hữu ích trên Twitter. (#dungcaxinh)

      Cách mà website định “chơi” chị Google là gì?

      • Sử dụng một tên miền hết hạn có uy tín cao (authoritative expired domain) và tạo ra những nội dung hướng đến các từ khóa dạng: “Best + Products”
      • Nó sử dụng hệ thống bảng giá động (dynamically created pricing tables) trên các Landing Page để khuyến khích người truy cập nhấp vào liên kết đến Amazon để tối đa hóa thu nhập. Người dùng mua sản phẩm, Conch-house.com sẽ nhận được hoa hồng liên kết (affiliate commission).

      Cực kỳ bất ngờ là chỉ vài tháng, công thức đơn giản này đã lừa được chị Google. Cùng xem kỹ hơn 1 chút bên dưới nhé.

      Nội dung (Content)

      Đã có những suy đoán (và sau này hóa ra là thật) rằng Conch-house đã sử dụng AI để tạo ra các nội dung và đặt ra những quy tắc rất đơn giản để kết hợp các tiêu đề và những dạng câu văn sẵn có, spin content để tạo ra sự unique nhẹ.

      Spin Content là gì? Spin content trong SEO là một phương pháp được sử dụng để tạo ra nội dung mới từ nội dung gốc đã tồn tại. Quá trình spin content thường bao gồm việc thay đổi từ ngữ, cấu trúc câu, và thậm chí cả ngữ cảnh để tạo ra nhiều phiên bản nội dung có sự khác biệt nhỏ nhằm tránh việc sao chép nội dung và cải thiện khả năng chiếm RANK của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, việc spin content có thể dẫn đến việc sản xuất nội dung kém chất lượng, khó đọc và có thể xem là vi phạm bản quyền. Do đó, cách tiếp cận spin content trong SEO đã gặp phản đối từ cộng đồng SEO và các công cụ tìm kiếm ngày càng cải thiện khả năng nhận diện nội dung đã spin. (#dungcaxinh)

       

      Ảnh 04: Cùng xem 1 số đoạn trong 1 số bài viết của Conch-House lúc “đương thời” nhé!

      Ảnh 04: Cùng xem 1 số đoạn trong 1 số bài viết của Conch-House lúc "đương thời" nhé!

      Ảnh 04: Cùng xem 1 số đoạn trong 1 số bài viết của Conch-House lúc “đương thời” nhé!

      Có rất nhiều cụm từ cho sẵn và lặp đi lặp lại trong quá trình scale content cường độ cao.

      Đây là những câu và cụm từ rất khả nghi:

      • “Are you looking for the most reliable and efficient [product title]?”
      • “If so, congratulations!”
      • “What is the importance of [product title] to you?”
      • “The service we provide will save you time from reading thousands of reviews.”

      Ảnh 05: Đây là hình ảnh bảng giá động tạo ra CTA (Call to Action) cực cao

      Ảnh 05: Đây là hình ảnh bảng giá động tạo ra CTA (Call to Action) cực cao

      Ảnh 05: Đây là hình ảnh bảng giá động tạo ra CTA (Call to Action) cực cao

       

      Ảnh 06: Khi soi mã nguồn, hóa ra web dùng 1 Plugin khá đơn giản có tên AAWP (AAWP – The Amazon Affiliate WordPress Plugin) có giá €49 (đã bao gồm thuế và là license dành cho 1 web).

      Ảnh 06: Khi soi mã nguồn, hóa ra web dùng 1 Plugin khá đơn giản có tên AAWP (AAWP - The Amazon Affiliate WordPress Plugin) có giá €49 (đã bao gồm thuế và là license dành cho 1 web).

      Ảnh 06: Khi soi mã nguồn, hóa ra web dùng 1 Plugin khá đơn giản có tên AAWP (AAWP – The Amazon Affiliate WordPress Plugin) có giá €49 (đã bao gồm thuế và là license dành cho 1 web).

      Plugin này cho phép web có thể:

      • Tạo ra danh sách những sản phẩm bán chạy nhất một cách động (có nghĩa là thay đổi liên tục dựa trên doanh số).
      • Geo-target rất nhiều địa điểm khác nhau.
      • Tự động cập nhật thông số sản phẩm thông qua Amazon’s Product Advertising API.

      Kỹ thuật Geo-target trong SEO là gì? Kỹ thuật Geo-target là một phương pháp trong SEO và tiếp thị kỹ thuật số nhằm tập trung vào việc hiển thị nội dung, quảng cáo hoặc sản phẩm dựa trên vị trí địa lý của người dùng. Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, các trang web và các chiến dịch tiếp thị có thể cung cấp nội dung tùy chỉnh và phù hợp với vùng địa lý mà người dùng đang truy cập từ đó tăng khả năng tương tác và chuyển đổi. Kỹ thuật Geo-target sử dụng thông tin về địa chỉ IP, dữ liệu định vị GPS hoặc thông tin về quốc gia, thành phố, khu vực để xác định vị trí địa lý của người dùng. Dựa trên thông tin này, các trang web có thể hiển thị nội dung địa phương như ngôn ngữ, thời gian, đơn vị tiền tệ hoặc cung cấp các ưu đãi đặc biệt và thông tin địa phương hữu ích cho người dùng. Kỹ thuật Geo-target rất hữu ích trong việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ tương tác và nâng cao hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị, đồng thời giúp các doanh nghiệp địa phương tối ưu hóa quảng cáo và tương tác với khách hàng mục tiêu trong khu vực cụ thể.

      Liên kết (Links)

      Như đã đề cập ở trên thì Web đã sử dụng một Tên miền hết hạn (Expired domain), một kỹ thuật rất phổ biến trong SEO nâng cao.

      Kỹ thuật sử dụng Expired Domain trong SEO là gì? Kỹ thuật Expired domain trong SEO là một phương pháp mà người dùng tận dụng tên miền đã hết hạn để tăng cường hiệu suất SEO của trang web. Khi một tên miền đã hết hạn, nó sẽ trở thành tên miền cũ không được sử dụng nữa. Người dùng có thể mua tên miền này và sử dụng nó cho mục đích SEO. Sử dụng tên miền đã hết hạn có thể mang lại lợi ích cho SEO vì chúng thường có một lượng backlink tích cực từ các trang web khác và có sẵn một lượng lưu lượng truy cập đã được xây dựng từ trước. Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, người dùng có thể tận dụng các lợi thế này để cải thiện vị trí trang web trên các công cụ tìm kiếm và tăng cường khả năng tìm thấy của trang web trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, khi sử dụng kỹ thuật Expired domain, người dùng cần chú ý đến việc nghiên cứu và chọn lựa tên miền phù hợp, không vi phạm bản quyền hoặc có các vấn đề từ quá khứ. Ngoài ra, cần xác định rõ mục đích sử dụng tên miền để đảm bảo rằng nó phù hợp với chiến lược SEO và nội dung của trang web.

       

      Ảnh 07: Dùng công cụ Site Explore trong Ahrefs, và xem các Top Pages

      Ảnh 07: Dùng công cụ Site Explore trong Ahrefs, và xem các Top Pages

      Ảnh 07: Dùng công cụ Site Explore trong Ahrefs, và xem các Top Pages

      Ảnh 08: Sử dụng tính năng View on Archive.org (Cỗ máy thời gian) để xem hình hài trong quá khứ của web

      Ảnh 08: Sử dụng tính năng View on Archive.org (Cỗ máy thời gian) để xem hình hài trong quá khứ của web

      Ảnh 08: Sử dụng tính năng View on Archive.org (Cỗ máy thời gian) để xem hình hài trong quá khứ của web

      Quá bất ngờ, Domain này đã có lịch sử từ tận năm 1996, một trong những yếu tố khiến nó rất đáng được chú ý. Rất có thể nó có độ uy tín nhất định đối với Google.

      Ảnh 09: Hình hài của Conch-House(.com) từ năm 1996, 2 năm trước khi Google ra đời!

      Ảnh 09: Hình hài của Conch-House(.com) từ năm 1996, 2 năm trước khi Google ra đời!

      Ảnh 09: Hình hài của Conch-House(.com) từ năm 1996, 2 năm trước khi Google ra đời!

      Tips hay: Case study này có một yếu tố cực kỳ hay ho là web đã ra đời từ năm 1996, 2 năm trước khi Google lần đầu tiên ra mắt, tức là nó còn già hơn cả Google! Đó là 1 yếu tố cực kỳ đáng đầu tư! Nếu mua được domain già kiểu này, tiền là chưa đủ, cần phải có cả may mắn và sự kiên trì!

      Và đã bị phát hiện ra sao?

      Web đã bùng nổ traffic trong 3 tháng nhưng rồi đột ngột lao dốc và được đem đi “bán đấu giá”.

      Tại sao tên miền lại được đem bán đấu giá? Có nhiều lý do tại sao tên miền có thể được đem bán đấu giá. Dưới đây là một số lý do phổ biến: Tên miền không còn được sử dụng: Một số người sở hữu tên miền có thể quyết định bán nó nếu họ không có nhu cầu sử dụng nữa hoặc không muốn tiếp tục duy trì chi phí duy trì tên miền; Giá trị thương mại: Một tên miền có thể có giá trị thương mại cao nếu nó liên quan đến một ngành nghề phát triển mạnh mẽ hoặc có tiềm năng kinh doanh lớn. Trong trường hợp này, người sở hữu tên miền có thể đem bán nó để kiếm lợi nhuận; Đầu tư tên miền: Một số người mua tên miền với mục tiêu đầu tư, hy vọng rằng giá trị của tên miền sẽ tăng theo thời gian. Sau đó, họ có thể đem bán tên miền với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc bán lại; Không đáp ứng được nhu cầu dự định ban đầu: Trong một số trường hợp, người sở hữu tên miền có thể không thể thực hiện được kế hoạch ban đầu của họ hoặc không thể khai thác hết tiềm năng của tên miền đó. Do đó, họ quyết định bán tên miền để cho phép người khác tận dụng. Dù lý do nào, việc bán tên miền thông qua đấu giá cho phép người mua tiềm năng đánh giá và xác định giá trị của tên miền, trong khi người bán có thể tận dụng giá trị kinh doanh của tên miền để có lợi nhuận. (#dungcaxinh)

      Website có 3 lần giảm nhịp tăng Traffic trong suốt vòng đời của nó:

      • Trong vòng đời của Conch-House, đã có 2 bản cập nhật của Google (Tuy không chết chóc như những bản cập nhật nổi tiếng khác, nhưng lại cực kỳ tàn khốc với những web kiểu như Conch-house): Bản cập nhật Product Reviews Update (Tháng 07 năm 2022) và bản cập nhật Helpful Content Update (Tháng 08 năm 2022).

      Bản cập nhật July 2022 Product Reviews Update của Google là gì? Bản cập nhật Đánh giá Sản phẩm Tháng 7 năm 2022 của Google là một bản cập nhật thuật toán được áp dụng vào tháng 7 năm 2022. Mục tiêu chính của cập nhật này là cải thiện chất lượng và tính khách quan của các trang web chứa nội dung đánh giá sản phẩm. Bản cập nhật này nhằm loại bỏ hoặc giảm hiệu quả các trang web chứa nội dung đánh giá sản phẩm không chính xác, không trung thực hoặc có ý đồ gian lận. Google đã tăng cường việc đánh giá và xác minh tính đáng tin cậy của các nguồn đánh giá và đảm bảo rằng chỉ những nội dung đánh giá chất lượng cao và có giá trị cho người dùng mới được ưu tiên trong kết quả tìm kiếm. Bản cập nhật Đánh giá Sản phẩm Tháng 7 năm 2022 là một phần trong nỗ lực của Google để cải thiện trải nghiệm tìm kiếm và đảm bảo rằng người dùng nhận được thông tin chính xác và tin cậy về các sản phẩm mà họ quan tâm. (#dungcaxinh)

       

      Bản cập nhật August 2022 Helpful Content Update là gì? Bản cập nhật Nội dung Hữu ích Tháng 8 năm 2022 của Google là một bản cập nhật thuật toán được áp dụng vào tháng 8 năm 2022. Mục tiêu chính của cập nhật này là cải thiện chất lượng và tính hữu ích của nội dung trên các trang web. Bản cập nhật này nhằm loại bỏ hoặc giảm hiệu quả các trang web chứa nội dung không có giá trị thực sự hoặc không đáng tin cậy. Google tập trung vào việc đánh giá tính hữu ích và đáng tin cậy của các trang web và đảm bảo rằng chỉ những trang web cung cấp nội dung hữu ích, chất lượng và đáng tin cậy mới được ưu tiên trong kết quả tìm kiếm. Bản cập nhật Nội dung Hữu ích Tháng 8 năm 2022 là một phần trong chiến dịch của Google để tạo ra một môi trường tìm kiếm chất lượng, nơi người dùng có thể tìm thấy thông tin hữu ích và đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu của họ.

      • Có vẻ như Website đã bị đánh dấu là có sử dụng tác vụ thủ công (manual action), nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng.

      Lỗi tác vụ thủ công (Manual action) là gì? Lỗi Manual Action trong SEO là một biện pháp xử lý mà Google áp dụng khi họ phát hiện ra rằng trang web của bạn đã vi phạm các nguyên tắc và hướng dẫn chất lượng của họ. Đây là một hình phạt thủ công được thực hiện bởi nhân viên của Google và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng và hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm. Một số loại lỗi Manual Action phổ biến trong SEO: Spam liên kết (Link Spam): Đây là khi trang web của bạn sử dụng các kỹ thuật gian lận để xây dựng liên kết không tự nhiên hoặc liên kết chất lượng kém. Ví dụ, việc mua liên kết, tham gia vào mạng lưới liên kết không chất lượng hoặc sử dụng các kỹ thuật che giấu liên kết. Nội dung gian lận (Cloaking): Đây là khi trang web của bạn hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng và công cụ tìm kiếm. Ví dụ, bạn có thể ẩn các từ khóa không liên quan hoặc nội dung spam cho người dùng và chỉ hiển thị nội dung chất lượng khi được kiểm tra bởi công cụ tìm kiếm. Spam nội dung (Thin Content): Đây là khi trang web của bạn có nội dung quá ít hoặc không đủ giá trị cho người dùng. Nội dung có thể bị sao chép hoặc không đáng tin cậy, hoặc chỉ chứa các từ khóa mà không cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng. Spam kết cấu dữ liệu (Structured Data Spam): Đây là khi trang web của bạn sử dụng cấu trúc dữ liệu một cách gian lận để làm cho nội dung của bạn có vẻ hấp dẫn hơn trong kết quả tìm kiếm. Ví dụ, bạn có thể sử dụng cấu trúc dữ liệu sai hoặc áp dụng nhiều loại cấu trúc dữ liệu không liên quan cho cùng một nội dung. Khi một lỗi Manual Action xảy ra, Google sẽ thông báo cho bạn thông qua Google Search Console. Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra và sửa lỗi trên trang web của mình và sau đó gửi yêu cầu xem xét lại (reconsideration request) cho Google để họ xem xét lại trang web của bạn và huỷ bỏ lỗi Manual Action nếu bạn đã sửa chữa các vấn đề liên quan.

       

      Ảnh 10: Trong một Twist của mình, cao thủ Glenn Gabe sau khi phân tích các chỉ số của website đã khẳng định Web không chết do ảnh hưởng của bản cập nhật Helpful Content Update.

      Ảnh 10: Trong một Twist của mình, cao thủ Glenn Gabe sau khi phân tích các chỉ số của website đã khẳng định Web không chết do ảnh hưởng của bản cập nhật Helpful Content Update.

      Ảnh 10: Trong một Twist của mình, cao thủ Glenn Gabe sau khi phân tích các chỉ số của website đã khẳng định Web không chết do ảnh hưởng của bản cập nhật Helpful Content Update.

      Glenn Gabe là ai? Glenn Gabe là một chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) nổi tiếng tại G-Squared Interactive, một Agency tập trung vào khôi phục sau cập nhật thuật toán của Google, đánh giá kỹ thuật SEO và đào tạo SEO. Glenn cũng là một nhà bình luận tại Search Engine Land. – #dungcaxinh

      Liệu có phải Google đã vả web sml?

      Biểu đồ traffic trong vòng đời của Conch-house là một biểu đồ điển hình của một website bị Google chém thẳng tay và không cho cơ hội để Recovery. Nếu như trong SEO Case study Counter-Attack của team Matthew Woodward, website bị “nhầm lẫn” là một trang Affiliate ma và đã được “phục hồi nhân phẩm” bằng các chiến thuật thiên tài thì Conch-house là một kẻ “lừa đảo” thực sự, không hề có trải nghiệm thực sự của khách hàng mà thuần túy là tạo ra những chia sẻ trải nghiệm bằng “machine” và không hề có căn cứ!  Và em (#dungcaxinh) cũng như Thomas Jepsen tin 100% Conch-house chết vì nó xứng đáng phải chết, còn “phát súng kết liễu” nằm ở bản cập nhật nào không thực sự quan trọng.

      Sẽ có một ý nghĩa lóe ra là, nếu biết cách “lợi dụng” thuật toán Google (The Algorithm) vào một thời điểm chính xác, anh chị em sẽ có bộn tiền (như Conch-house đã kiếm được hơn 1 triệu USD). Nếu đủ may mắn và bản lĩnh, đó cũng là một cách kiếm tiền “cao thủ” và em thì không dám bình luận gì ^^ (nông dân cơm lo từng bữa thì tư cách gì mà phán xét cao thủ kiếm 1 triệu đô trong 3 tháng ạ).

      Bí mật mới được bật mí

      Trong những cuộc trao đổi gần đây, Chris Haines cũng như Brian Dean đã chia sẻ với anh chị em trong nhóm kín về thành công của Case Fallen Angel (Đọa Lạc Thiên Sứ) này là mặc dù Content được build bằng AI một cách rất tự động, nhưng trong Team có 1 cao thủ đã xử lý 3 phần này siêu đỉnh:

      • SEO Onpage siêu chuẩn, đáp ứng gần như tuyệt đối theo cách SEO Onpage này!
      • Trong 3 tháng, cao thủ giấu tên đã kích hoạt được hàng nghìn Google Featured Snippets theo công thức <300C.
      • Và mạnh nhất là cao thủ này đã kích hoạt được hàng nghìn Rich Snippets chỉ bằng mỗi Plugin Schema Pro trị giá 237$ (khoảng hơn 6 triệu, bản trọn đời Lifetime)

      Rất trùng hợp em cũng mới được một bạn trong nhóm SEO mấy anh em nông dân chơi với nhau chia sẻ và bạn ý cho phép chia sẻ lại cho mọi người, nên nay em xin phép tặng cả nhà theo công thức:

      • Giới hạn 999 lượt tải (1 người có thể tải nhiều lần), hết 999 lượt thì hệ thống sẽ tự khóa lại.
      • Chỉ cần tải về rồi up lên kích hoạt là hiểu ngay, siêu dễ ạ. Em đã test và nó có thể kích hoạt siêu dễ và siêu nhanh  13+ dạng Rich Snippets khác nhau (các Rich Snippets quan trọng nhất) trên tổng số 31 dạng mà Google đang hỗ trợ (https://developers.google.com/search/docs/appearance/structured-data/search-gallery?hl=vi)

      Ví dụ một Snippets FAQs siêu hot để kích hoạt box People Also Ask:

      Ví dụ một Snippets FAQs siêu hot để kích hoạt box People Also Ask!

      Ví dụ một Snippets FAQs siêu hot để kích hoạt box People Also Ask!

      Icon

      Plugin Schema Pro 2.7.7 1,3 Mb 212 lượt tải

      Không rẻ ^^

      Không rẻ ^^

      Có tý liên quan

      Theo dõi
      Thông báo của
      guest
      0 Góp ý
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả bình luận