Đây là một bài chia sẻ có nhiều tranh cãi: SEO Case Study: The Skyscraper (Tòa Chọc Trời) biến Blog thành trang bán hàng top 1 Google & đem về 100,000$ mỗi tháng!
Sau khi em chia sẻ Case Study SEO trên của Emil Shour. nhiều tranh cãi đã nổ ra về khái niệm kỹ thuật SEO The Skyscraper. Một luồng ý kiến cho rằng đó là kỹ thuật về Link Building, một luồng ý kiến cho rằng Emil Shour thành công nhờ yếu tố Content và SEO Onpage. Trong bài trên, e cũng đã chia sẻ quan điểm cá nhân: Case của Emil là tổng hoà của Link Building và Content, nhưng bài tổng hợp em đi sâu vào những yếu tố Content và các kỹ thuật xây toà nhà chọc trời cao hơn hẳn các toà nhà hiện có (Chia sẻ 121 ý tưởng trong 1 bài, hơn hẳn các bài số 2,3 chỉ có vài chục ý tưởng!)
Và hôm nay, bằng cách chia sẻ thêm một Case Study của chính Brian Dean, cha đẻ của kỹ thuật SEO Toà Chọc Trời, em sẽ đưa thêm những dữ liệu, hình ảnh, con số để mọi người củng cố thêm luận điểm của mình.
Case Study hôm nay của Brian Dean có tên là: The Skyscraper 2.0 (Toà Chọc Trời 2.0) – Tăng Organic Traffic hơn 600% trong 7 ngày! Hào hoa và tinh tế không khác gì Case Toà Chọc Trời 1 của học trò Emil Shour!
I used this strategy to increase organic traffic to one of my pages by 652.1% – Brian Dean
Chúng ta cùng bắt đầu nào!
Ảnh 01: Organic traffic tăng 652,1% chỉ sau 7 ngày!!!!
Ảnh 02: Bài đăng lên TOP 1
nhưng cùng quay lại điểm khởi đầu…
Nội dung của Brian Dean cực bá đạo… nhưng FLOP sml
Đó là vào ngày 26 tháng bảy năm 2016. Brian Dean đã đăng 1 bài với nội dung như trong ảnh.
Ảnh 03: Nội dung bài đăng ban đầu của Dean
Ảnh 04: Traffic tăng đột biến kèm theo chi chít lượt chia sẻ, đi kèm là việc mọi người dẫn link tự nhiên.
Ảnh 05: Vài tuần sau, bài viết đã lọt TOP 10 kết quả tìm kiếm cho query “SEO Checklist”
Nhưng, điều không hay luôn xảy ra theo một cách nào đó…
Ảnh 06: Organic traffic giảm và mỗi ngày chỉ còn 4,5 visitors
Ảnh 07: Ranking của page cũng giảm và trôi về giữa trang 2 của SERPs
Điều gì đã xảy ra vậy?
Vào năm 2016, bài viết của Brian Dean có đủ mọi yếu tố để trở thành TOP 1 Google theo mọi trường phái:
- Có hơn 200+ backlinks (tự nhiên hoàn toàn, do mọi người thấy hay thì dẫn link)
- Có rất nhiều bình luận (đây là điều mà Google cực thích)
- Có rất nhiều chia sẻ ra các nền tảng mạng xã hội!
Vậy thì yếu tố THIẾU ở đây là gì?
Đó chính là User Intent – Brian Dean
User Intent + SEO = Higher Rankings
Theo mọi cách định nghĩa, mọi trường phái SEO (đặc biệt trong Quality is King, Keywords are Queens), mục đích của Google luôn cực kỳ rõ ràng:
Mục tiêu số 1 của Google là phục vụ người dùng và làm người dùng “happy!”
Điều này có nghĩa là các kết quả tìm kiếm cần khớp với User Intent.
User Intent trong SEO là gì?
Trong SEO (Search Engine Optimization), User Intent (ý định người dùng) đề cập đến mục đích hoặc nhu cầu của người dùng khi thực hiện một truy vấn tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm. Để cung cấp kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng, các công cụ tìm kiếm cố gắng hiểu và đáp ứng đúng ý định của người dùng.
User Intent có thể được phân loại thành các loại cơ bản sau đây:
- Informational Intent (Ý định thông tin): Người dùng tìm kiếm thông tin hoặc câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể, ví dụ: “Cách làm bánh chocolate” hoặc “Lịch chiếu phim tại rạp ABC”.
- Navigational Intent (Ý định điều hướng): Người dùng tìm kiếm một trang web cụ thể hoặc muốn truy cập vào một trang web cụ thể, ví dụ: “Facebook” hoặc “Amazon”.
- Transactional Intent (Ý định giao dịch): Người dùng có ý định thực hiện một hành động giao dịch như mua hàng, đặt hàng hoặc tải xuống, ví dụ: “Mua iPhone 12” hoặc “Tải xuống game Minecraft”.
- Commercial Intent (Ý định thương mại): Người dùng có ý định mua một sản phẩm nhưng chưa quyết định chính xác sản phẩm nào, ví dụ: “So sánh TV Samsung và Sony” hoặc “Đánh giá laptop Dell XPS”.
Hiểu rõ User Intent giúp các nhà quảng cáo và chủ sở hữu trang web tối ưu hóa nội dung và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, từ đó tăng cơ hội hiển thị và tương tác với khách hàng tiềm năng.
Google cực giỏi trong việc xác định User Intent (Search Intent)
Phần quan trọng nhất của Google RankBrain chính là đem đến cho người dùng “kết quả mà nó nghĩ rằng người tìm kiếm thích nhất!”
Google RankBrain là gì? Google RankBrain là một phần trong hệ thống thuật toán của Google được giới thiệu vào năm 2015. Đây là một công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng học máy (machine learning) để hiểu và xử lý các truy vấn tìm kiếm phức tạp và không rõ ràng mà Google chưa từng gặp trước đó. Với RankBrain, Google cố gắng hiểu ý định (intent) của người dùng khi tìm kiếm một cách chính xác hơn. Thay vì chỉ dựa vào từ khóa và quy tắc tìm kiếm cứng nhắc, RankBrain xem xét các yếu tố khác như ngữ cảnh và ý nghĩa để tạo ra kết quả tìm kiếm phù hợp. Nó sẽ cố gắng hiểu ý định thực sự của người dùng và cung cấp các kết quả tìm kiếm tốt nhất dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm trước đó. RankBrain không phải là một thuật toán tách biệt, mà là một phần của hệ thống thuật toán tổng thể của Google. Nó đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng và định vị trang web trên kết quả tìm kiếm. Điều quan trọng là tối ưu hóa nội dung trang web để phù hợp với ý định người dùng và cung cấp giá trị thực sự, thay vì chỉ tập trung vào từ khóa.
Ảnh 08: Google RankBrain đã khẳng định!
Và Google Quality Rater Guidelines năm 2018 đã có hẳn 1 chương về User Intent!
Ảnh 09: User Intent trong Google Quality Rater Guidelines được phát hành năm 2018!
Google Quality Rater Guidelines 2018 là gì? Đây là một tài liệu được Google tạo ra để hướng dẫn những người đánh giá chất lượng trang web (Quality Raters) về cách đánh giá và xếp hạng các kết quả tìm kiếm trên Google. Tài liệu này giúp những người đánh giá hiểu rõ tiêu chí và yêu cầu mà Google muốn áp dụng để đánh giá chất lượng của các trang web. Tài liệu này thường được cập nhật hàng năm để phù hợp với những thay đổi trong thuật toán tìm kiếm và yêu cầu chất lượng của Google.
Google thậm chí còn bắt đầu hỏi người dùng về User Intent của họ.
Ảnh 10: Những khảo sát liên tục được Google đưa ra đối với người dùng.
Brian Dean nhận ra bài viết bị “chôn vùi” đơn giản thì nó không hề thoả mãn User Intent. Và giải pháp đã được đưa ra
Áp dụng kỹ thuật Toà Chọc Trời 2.0 (SEO Skyscraper Technique 2.0)
Tóm tắt kết quả
Kỹ thuật này cho đến 2023 vẫn còn nguyên giá trị. Và cùng xem vào năm 2016, Dean đã thi triển nó uyển chuyển và “tinh tế” như thế nào để cấp cứu cho bài toán khó ở trên nhé!
Kết quả sau khi áp dụng kỹ thuật này có thể thấy rõ:
- Traffic dựng đứng
- Ranking nhảy từ vị trí #11 lên #5
- Vị trí loanh quanh Top 1 – 3 sau nhiều năm!
Ảnh 11: Những con số biết nói
Các bước thi triển võ công
- Bước 01: Xác định User Intent
- Bước 02: Thoả mãn User Intent
- Bước 03: Tối ưu UX (trải nghiệm người dùng)
Sự khác nhau giữa The Skyscraper 1.0 và 2.0
Brian Dean đánh giá việc áp dụng kỹ thuật Toà Chọc Trời 1.0 đã đem đến những hiệu quả tức thời, nhưng về lâu dài sẽ FLOP dần. Bằng việc nâng cấp lên 2.0, Brian Dean tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết triệt để.
Ảnh 12: Phân biệt Kỹ thuật Toà Chọc Trời 1.0 và 2.0
Tóm tắt nhanh sự khác nhau:
The Skyscraper 1.0
- Mục tiêu chính = Backlinks
- Nội dung ngày càng nhiều (kiểu 121 ý tưởng về đồ ăn vặt của Emil Shour)
- Tối ưu cho việc tăng chia sẻ và dẫn link tự nhiên
The Skyscraper 2.0
- Mục tiêu chính = Thoả mãn User Intent
- Nội dung có định hướng
- Tối ưu cho những tín hiệu về UX
Toà Chọc Trời 1.0 giúp tạo ra đột biến tức thời và Toà Chọc Trời 2.0 giúp cho đột biến này không bị giảm đi theo thời gian – Brian Dean
và cùng đi sâu vào từng bước Brian đã xử lý nhé
Bước 01: Đi tìm User Intent
Có 2 cách đơn giản để xác định User Intent
Phân tích kết quả ở Trang 01
Những kết quả ở trang 01 sẽ cho chúng ta những gợi ý tuyệt vời về User Intent.
Tại sao vậy?
Đơn giản thôi, nếu web nào đó nằm trong trang 1 Google, chứng tỏ nó đã thoả mãn được User Intent!
Tất cả những gì cần làm là tìm Google và soi ^^…
Ảnh 13: Tìm và soi!
Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: “Những kiểu intent nào mà đống kết quả này đã thoả mãn được?”.
- Liệu mọi người đang muốn tìm thông tin? Họ đang tìm thông tin cơ bản hay là chuyên sâu?
- Hay họ đang muốn tìm mua cái gì đó? Nếu có, họ đã sẵn sàng mua hay chỉ là so sánh những sản phẩm khác nhau?
Ảnh 14: Có rất nhiều dạng User Intent khác nhau
Ví dụ nhé, nếu như ai đó tìm “Office Space Brooklyn“, kết quả chắc chắn sẽ ra dạng “transactional intent” (Ý định giao dịch)
Ảnh 15: Kết quả sẽ ra dạng Transactional intent
Và thực tế là 10 trên 10 kết quả ở trang 1 đều liên quan đến việc cho thuê không gian làm việc
Ảnh 16: 10/10 luôn!
Nhưng nếu bạn tìm kiếm “Coworking Space Brooklyn”, kết quả sẽ khác “một trời một vực”:
Ảnh 17: Kết quả trả về cho Query “Coworking Space Brooklyn”
Đa số đều là những bài Blog review địa điểm làm việc tốt nhất trong thành phố
Ảnh 18: Khác nhau chưa ^^
Và bí mật đã được bật mí. Mặc dù 2 cụm từ tìm kiếm CÓ VẺ giống nhau, nhưng Google đã tiết lộ ra User Intent khác nhau hoàn toàn.
Hãy luôn xem xét kỹ các từ khoá, đôi khi chính các từ khoá sẽ nói lên tất cả! – Brian Dean
Ví dụ trong Case Toà Chọc Trời 2.0 nhé, với một bài SEO checklist thì câu hỏi sẽ là: “Những người tìm ‘SEO Checklist’ thực sự sẽ mong muốn nhận được gì?”
Dĩ nhiên rồi, họ muốn một Checklist làm SEO.
và từ đầu, Brian Dean đã chia sẻ một Case Study, không phải một checklist!
Ảnh 19: Bài viết ban đầu là chia sẻ một Case Study
Và cái mọi người cần chính là từng bước, bước 1, bước 2,… như một checklist thực sự!
Ảnh 20: Nhìn thì có vẻ cũng giống Checklist
Nhưng đây không phải là kiểu checklist mà người tìm muốn. Google cũng nhận ra điều này. Và Brian Dean phải thay đổi…
Bước 02: THOẢ MÃN User Intent đến tê người!
User Intent đã được tìm ra, và giờ là lúc phải tạo ra những nội dung “đỉnh cao” để thoả mãn và chinh phục!
Cùng xem chính xác Brian Dean đã làm những gì nhé:
Bao quát sự cơ bản (Basics)
Brian nhận ra 1 bài có Rank cao hơn liên quan đến ‘SEO checklist’ đề cập đến những bước mà những người mới nhập môn vũ trụ SEO rất quan tâm:
Ảnh 21: Những thứ tưởng như là “hiển nhiên” đối với newbie lại cực kỳ quan trọng. Ví dụ như hướng dẫn cài Google Analytics
Brian chợt nhận ra, bài viết gốc quá “Hàn Lâm”. Ngay bước đầu tiên đã là 1 cái gì đó đậm chất học thuật ‘Delete Dead Weight Pages’
Ảnh 22: Bắt đầu bài viết bằng những thứ quá ‘Hàn lâm’
Đây là những thứ mà các bạn mới thực hành SEO chắc chắn cảm thấy khó hiểu. Thay đổi lập tức được đưa ra.
Ảnh 23: Bắt đầu bằng những thứ nghe có vẻ ‘rất nhi đồng’ ^^
Thay đổi cấu trúc (Format)
Như đã đề cập ở trên, phiên bản gốc của bài viết là một Case Study step-by-step. Cấu trúc này cần được thay đổi. Nội dung đã được “tái xử lý” theo hướng giống check list thực sự hơn (checklisty.)
Ảnh 24: Nó phải giống một checklist hơn!
Bao hàm nhiều hạng mục hơn
TOP 10 Google đã chỉ ra một kết luận rất rõ ràng: Những ai tìm ‘SEO Checklist’ đều muốn cái Checklist này bao hàm đa dạng các hạng mục nhất có thể!
Ảnh 25: Cần đa dạng hạng mục và có cảm giác “đủ đầy nhất!”
Và công nhận, bài gốc của Brian được 0 điểm về việc đề cập đến:
- Technical SEO
- Link building
- Keyword research (nghiên cứu từ khoá)
- SEO software and tools (phần mềm và công cụ)
Sửa đổi đa được đưa ra để đáp ứng ngay và luôn!
Ảnh 26: Thiếu gì thì bổ sung nấy!
Nhấn mạnh đến THỜI ĐIỂM (ở đây là 2018)
Với những bài về SEO, độ cạnh tranh được đẩy lên ở mức “suicide”, có nghĩa là toàn những cao thủ võ lâm đánh nhau. Nếu kỹ thuật đều như nhau thì Google buộc phải ưu tiên những ai “Fresh” và “Hợp thời đại” hơn!
Ảnh 27: Hầu hết những kết quả trong top 10 đều thể hiện Checklist này tốt nhất cho năm 2018.
Vâỵ thì không có lý do gì mà bài gốc của Brian không có key sống còn là “2018” này được!
Ảnh 28: Tiêu đề được thêm key “chết người” 2018!
Trong bài, key 2018 cũng thường xuyên được nhắc đến!!!
Ảnh 29: 2018 được nhắc liên tục trong bài!
Có thể áp dụng cho bài mới
Trong Case Toà Chọc Trời 2.0 này, Brian đã viết lại toàn bộ nội dung của 1 bài cũ, nhưng tư duy này hoàn toàn áp dụng khi anh chị em làm bài mới.
Brian Dean từ lâu đã muốn viết một cái gì đó về việc tối ưu màn hình di động (mobile optimization)
Điều đầu tiên cần làm sẽ là tìm “Mobile SEO” và “soi” đống kết quả!
Ảnh 30: Không gì dễ bằng tìm và soi!
Có 3 điều được Google hé lộ:
1. Tại sao Mobile SEO quan trọng?
Ảnh 31: Những trang TOP 1 luôn hé lộ điều gì đó
Brian đã nhấn mạnh bằng một phần nói về điều này luôn!
Ảnh 32: Có ngay phần đầu nói về tầm quan trọng của Mobile SEO
2. Họ viết về “Responsive design” vs “Dynamic Serving” vs “M. mobile sites”
Ảnh 33: Họ phân biệt 3 phần này với nhau
Thì Brian cũng rứa, chỉ là theo cách khác
Ảnh 34: Nội dung thì giống nhưng câu từ khác là được ^^
3. Họ chia sẻ Tips để tăng tốc độ load web
Ảnh 35: Có share tips
Và Brian cũng có, và còn dễ hiểu hơn, hấp dẫn hơn
Ảnh 36: Tips hay ho hơn
Và kết quả cuối cùng, Brian có 1 bài khá kinh điển: “Mobile SEO: The Definitive Guide”
Ảnh 37: Bài viết đã hình thành
Và nhờ kỹ thuật The Skyscraper Technique 2.0 này, bài viết dễ dàng leo lên top 1 Google:
Ảnh 38: Chình ình TOP 1 google luôn
Điều đáng nói là, bài viết của Brian Dean vượt mặt cả những “cây đa cây đề” như Moz, Search Engine Land và thậm chí là cả Google
và quay lại Case về “SEO Checklist”, chúng ta quay về bước cuối cùng, nhiều công sức nhất nhưng cũng quyết định “chiến thắng vĩ đại nhất!”
Bước 03: Tối ưu UX và các tín hiệu UX
Sau bước 1 và 2, nội dung được Brian Dean đánh giá là THỎA MÃN HOÀN HẢO đối với User Intent. Nhưng thử ví dụ nhé:
Ảnh 39: Khách hàng sẽ rời bỏ một website hổ lốn như thế này
Khi khách hàng vào rồi thoát với tốc độ “bàn thờ” thì Google cũng sẽ cho bạn Downrank nhanh y hệt:
Ảnh 40: Time On Site thấp và tốc độ thoát trang nhanh sẽ khiến trang bị downrank rất nhanh!
Nếu muốn những tín hiệu của bước 1,2 được “giữ vững”, việc tối ưu UX Signals là bắt buộc.
Bước này sẽ giúp đạt được những mục đích sau:
- Tối ưu hóa Dwell Time
- Tối ưu hóa CTR tự nhiên
- Tối thiểu hóa Bounce Rate
Dwell time trong SEO là gì? Dwell time là một thuật ngữ trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nó đề cập đến thời gian mà người dùng dành cho một trang web sau khi nhấp vào kết quả tìm kiếm trên một công cụ tìm kiếm như Google.Dwell time không phải là một yếu tố chính thức trong thuật toán của Google, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của một trang web. Thời gian lưu trú trung bình trên một trang web có thể được xem là một chỉ số đánh giá chất lượng trang web và sự hấp dẫn của nội dung. Nếu người dùng rời khỏi trang web ngay lập tức sau khi truy cập, điều này có thể cho thấy trang web không đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng hoặc không cung cấp thông tin họ tìm kiếm. Điều này có thể làm giảm độ tin cậy và uy tín của trang web trong mắt công cụ tìm kiếm, và có thể ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, dwell time không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công của một trang web. Các yếu tố khác như tốc độ tải trang, chất lượng nội dung, tối ưu hóa từ khóa và kết nối nội bộ cũng đóng vai trò quan trọng trong SEO.
Organic CTR trong SEO là gì? Organic CTR (Click-Through Rate) trong SEO đề cập đến tỷ lệ phần trăm của lượt nhấp vào một liên kết tự nhiên (không phải quảng cáo) trong kết quả tìm kiếm. Nó là một chỉ số đo lường mức độ hấp dẫn và sự tương tác của một trang web trong kết quả tìm kiếm. Organic CTR được tính bằng cách chia số lần nhấp vào một liên kết tự nhiên cho số lần hiển thị của liên kết đó trong kết quả tìm kiếm, sau đó nhân 100 để tính theo phần trăm. Ví dụ, nếu một liên kết tự nhiên của trang web xuất hiện trong 100 lần hiển thị trong kết quả tìm kiếm và chỉ có 10 lượt nhấp vào liên kết đó, thì organic CTR sẽ là 10% (10/100 * 100). Organic CTR quan trọng trong SEO vì nó cho thấy mức độ hấp dẫn của tiêu đề, mô tả và thông tin hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm. Một organic CTR cao có thể cho thấy rằng tiêu đề và mô tả của trang web hấp dẫn người dùng và có liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của họ. Để tăng organic CTR, bạn có thể tối ưu tiêu đề và mô tả của trang web để thu hút sự chú ý của người dùng. Sử dụng từ khóa hợp lý, tạo tiêu đề hấp dẫn và tạo ra mô tả hấp dẫn có thể giúp cải thiện organic CTR của trang web.
Bounce Rate trong SEO là gì? Bounce rate (tỷ lệ thoát) trong SEO là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm của người dùng rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang duy nhất, mà không tương tác hoặc xem các trang khác trên trang web đó. Điều này có nghĩa là người dùng không thực hiện bất kỳ hành động tiếp theo trên trang web, như nhấp vào các liên kết nội bộ, điền vào biểu mẫu, hoặc chuyển đến các trang khác. Bounce rate thường được tính bằng cách chia số lượng truy cập chỉ xem một trang duy nhất cho tổng số lượt truy cập trên trang đó, sau đó nhân 100 để tính theo phần trăm. Bounce rate có thể đánh giá chất lượng trang web và trải nghiệm người dùng. Một tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy trang web không đáp ứng đúng nhu cầu hoặc không cung cấp thông tin họ tìm kiếm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của trang web, vì các công cụ tìm kiếm có thể xem tỷ lệ thoát cao là một dấu hiệu rằng trang web không cung cấp giá trị cho người dùng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ thoát không phải lúc nào cũng là một chỉ số xấu. Trong một số trường hợp, một tỷ lệ thoát cao có thể là kết quả của một trang web đơn giản hoặc chỉ cần hiển thị thông tin cần thiết trên một trang duy nhất, chẳng hạn như một trang đích của quảng cáo. Điều quan trọng là xem xét tỷ lệ thoát trong ngữ cảnh cụ thể và so sánh với mục tiêu và kế hoạch của trang web.
Cách thức triển khai:
Nhúng Videos (Embed Videos)
- Wista đã thống kê: Mọi người có xu hướng ở lại trang có videos lâu hơn 2,6 lần so với các trang không có Videos.
Wista là gì? Trang web Wista (Wista.com) là một nền tảng quản lý và chia sẻ video trực tuyến dành cho doanh nghiệp và các nhà làm phim chuyên nghiệp. Wista cung cấp một loạt các công cụ và tính năng cho việc tải lên, quản lý và chia sẻ video. Nền tảng này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và những người làm phim chuyên nghiệp, giúp họ quản lý, lưu trữ và chia sẻ video của mình một cách dễ dàng và hiệu quả. Một số tính năng của Wista bao gồm: Quản lý video: Wista cho phép người dùng tải lên video, tạo và quản lý thư viện video của họ; Tùy chỉnh: Người dùng có thể tùy chỉnh giao diện trình chiếu video để phù hợp với thương hiệu của họ; Bảo mật và quyền riêng tư: Wista cung cấp các tùy chọn bảo mật và quyền riêng tư cho video, bao gồm mật khẩu bảo vệ và chế độ riêng tư; Phân tích: Nền tảng này cung cấp các công cụ phân tích video để theo dõi hiệu suất và tương tác của video; Chia sẻ: Wista cho phép người dùng chia sẻ video của mình thông qua các liên kết hoặc tích hợp vào trang web hoặc ứng dụng khác. Trang web Wista cung cấp các gói dịch vụ trả phí để truy cập vào các tính năng và dung lượng lưu trữ bổ sung.
Ảnh 41: Thống kê của Wista về thời gian trung bình của người dùng trên 1 trang có Video và 1 trang không có Video!
Brian chưa từng nghĩ Videos lại có tác dụng to lớn như thế, nhưng chắc chắn 1 điều là videos giữ chân người dùng trên trang tốt hơn.
Brian quyết định nhúng vài video vào bài viết Checklist SEO.
Ảnh 42: Brian cũng nhúng videos như ai!
Table of Contents (mục lục bài viết)
Brian đã thêm một Table of Content ở đầu bài với mới.
Ảnh 43: Table of Content giúp cho việc hình dung bài trở nên trực quan hơn rất nhiều!
Điều thú vị và Table Of Content này đã sinh ra Sitelinks trong kết quả tìm kiếm.
Ảnh 44: Việc sinh được sitelinks sẽ hack thêm 1 dòng trên Google ^^
Sitelinks đương nhiên tăng Oraganic CTR cực kỳ tốt ^^ (nhìn uy tín hơn hẳn)
- Em (#dungcaxinh) đã từng chia sẻ Fixed Table of Content Premium trong 1 bài gần đây, nếu anh chị em nào chưa có có thể TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY ạ!
Giới thiệu ngắn
Việc mà khách hàng làm đầu tiên khi vào bài viết của anh chị em là gì?
Họ đọc giới thiệu của bạn – Brian Dean
Hãy cùng xem biểu đồ nhiệt từ Blog Backlinko của Brian nhé
Ảnh 45: Có rất nhiều hành động nằm ở những dòng đầu tiên của đoạn giới thiệu.
Không nên bắt đầu bài viết bằng một đoạn dài… mọi người sẽ bị hoa mắt và thoát.
Brian vì thế cũng viết những đoạn giới thiệu “hay ho” và “ngắn gọn” (5 – 8 câu)
Ảnh 46: Cách triển khai đoạn giới thiệu ngắn và siêu hấp dẫn, mang đậm thương hiệu “Brian Dean”
Thêm nhiều ví dụ
Ví dụ là cách để tách bài viết của bạn ra khỏi những bài viết hỗn độn như đống rác mà AI hay những người đăng bài cho có sản xuất hàng ngày.
Đừng lo lắng nếu có nhiều ví dụ trong mỗi bài viết.
Brian Dean nổi tiếng với việc dẫn dắt mọi người bằng những ví dụ “đậm chất cá nhân!”
Ảnh 47: Trong bài SEO Checklist, Brian đã nêu ra đến tận 19 ví dụ!
Luôn có thẻ H2 và H3
Heading H2 và Subheadings H3 (thậm chí là H4, H5) sẽ giúp bài viết có cấu trúc vô cùng mạch lạc và dễ điều hướng.
Ảnh 48: Các tiêu đề lớn luôn nên là H2
Bằng cách nhiều H2, khách hàng sẽ dễ dàng để đọc toàn bộ bài viết hơn.
Ảnh 49: Brian Dean đã tạo ra 9 Heading!
Câu ngắn, đoạn ngắn
Cách dễ nhất để nội dung trở nên dễ đọc (có khi dễ hơn 10 lần), theo Brian, là:
- Câu ngắn (Short sentences)
- Đoạn ngắn (Short paragraphs)
Ảnh 50: Và vì thế bài nào của Brian cũng tràn ngập những câu ngắn gọn. Và có những đoạn thậm chí chỉ có 1 – 2 câu.
Đây có lẽ là 1 trong những bí mật để tạo nên Time On Site của Brian luôn “lâu đến đáng sợ!”
Ảnh 51: 5 phút 53 giây! Kinh hoàng!!!
Tổng kết
- Dùng kỹ thuật Tòa Chọc Trời 1.0 (SEO Skyscraper Technique 1.0), bài viết của Brian Dean nhanh chóng lên TOP nhưng nhanh chóng FLOP dần, mất Organic Traffic và Vistors do không thỏa mãn được User Intent.
- Nhanh chóng áp dụng kỹ thuật Tòa Chọc Trời 2.0 (SEO Skyscraper Technique 2.0), sau 7 ngày, Organic traffic đã phục hồi và tăng gần 700%, sau đó bài viết luôn neo ở top 1 – 5 trên trang 1 Google trong thời gian dài.
Hy vọng những chia sẻ, kỹ thuật nhỏ trong chiến lược lớn được đề cập ở bài viết sẽ giúp cả nhà có thêm những góc nhìn, kiến thức tham khảo hữu ích ạ!
Hãy cứ làm Content thật tốt và thỏa mãn User Intent 1 cách “tự nhiên” và “mỹ mãn” trước nhé, những câu chuyện Linkbuilding, Traffic users,… sẽ là chuyện của đằng sau ^^
Your blog is a testament to your expertise and dedication to your craft. I’m constantly impressed by the depth of your knowledge and the clarity of your explanations. Keep up the amazing work!
you are truly a just right webmaster The site loading speed is incredible It kind of feels that youre doing any distinctive trick In addition The contents are masterwork you have done a great activity in this matter
Your blog is a constant source of inspiration for me. Your passion for your subject matter is palpable, and it’s clear that you pour your heart and soul into every post. Keep up the incredible work!
Your blog is a true gem in the world of online content. I’m continually impressed by the depth of your research and the clarity of your writing. Thank you for sharing your wisdom with us.
Wow amazing blog layout How long have you been blogging for you made blogging look easy The overall look of your web site is magnificent as well as the content
you are in reality a good webmaster The website loading velocity is amazing It sort of feels that youre doing any distinctive trick Also The contents are masterwork you have done a fantastic job in this topic
What i do not understood is in truth how you are not actually a lot more smartlyliked than you may be now You are very intelligent You realize therefore significantly in the case of this topic produced me individually imagine it from numerous numerous angles Its like men and women dont seem to be fascinated until it is one thing to do with Woman gaga Your own stuffs nice All the time care for it up