Trường phái SEO: Quality is King – Keywords are Queens!

SEO

by Dũng Cá Xinh
2,5K lượt xem
(6 bình chọn)

SEO là gì? Hay làm cách làm để SEO là 1 chủ đề quá đỗi quen thuộc. Và câu “Content is King, Link is Queen” đã ăn sâu vào tâm trí của những người làm SEO trong nhiều năm qua. Cũng là một người làm SEO nhiều năm (nhiều hơn nửa cuộc đời tính đến lúc 13h03 phút 22/04/2023, khi mình vẫn lạch cạch mổ cò ở 1 quán cà phê cây cảnh gần nhà), mình không phủ nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của 6 chữ vàng kia. Nhưng thế giới đang thay đổi, những trường phái SEO tách nhánh, giống như Võ Lâm Bắc Phái và Võ Lâm Nam Phái, mỗi cái đều có những tinh hoa độc đáo riêng.

Ghi chú:

  • Thiếu Lâm Bắc phái là tên của các môn võ miền bắc Trung Hoa được các môn đồ Bắc Thiếu Lâm tích hợp lại và còn có một tên gọi khác là Trường quyền, tục gọi là Bắc quyền. Hệ Thiếu Lâm Bắc phái xuất xứ từ ngôi chùa Bắc Thiếu Lâm ở Bàn Sơn thuộc tỉnh Hà Bắc là khu vực tiếp giáp xứ Mãn Châu và Triều Tiên ngày nay.– Wikipedia
  • “Thiếu Lâm Nam phái bắt nguồn từ chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Tương truyền rằng các vị tăng nhân trong chùa này không được dùng vật sắc nhọn nên họ phải phát huy hết khả năng về ngạnh công để đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống như: chẻ củi, phát quang v.v.” – Wikipedia

Mình đã chia sẻ một vài bài về Keyword Ăn Thịt Lẫn Nhau, Cách tăng CTR tự nhiên 2023, Cách kích hoạt bảng ẩn Google Knowledge Panel hay 13 yếu tố liên quan đến TOP 1 SEO thông qua 11,8 triệu tìm kiếm và rất may mắn những bài viết ngắn này cũng có giá trị ít nhiều với cả nhà. Hôm nay, mình muốn chia sẻ với cả nhà một trường phái SEO mới mà không mới, cũ mà không cũ, có nhiều cái giống và cũng có nhiều sự khác lạ với các trường phái khác, tóm gọn trong 6 chữ: “Quality is King, Keywords are Queens“. Bài viết có sử dụng nhiều hình ảnh và thông số của các đồng đạo SEOers, đặc biệt cám ơn master Benjamin Bannister, một tín đồ và cũng là người nâng tầm ảnh hưởng của trường phái này!

Trường phái SEO: Quality is King – Keywords are Queens!

SEO không phải là ma thuật nếu bạn hiểu về nó

Cho dù là newbie hay là những người đã triển khai SEO lâu năm, có lẽ bài viết cũng sẽ hữu ích ở một góc độ nào đó để đạt được vị trí TOP 1 của công cụ tìm kiếm (trong bài này mình chỉ đề cập đến Google thôi nhé) – mục tiêu tối thượng của SEO.

Xin mượn một câu nói khá hay của Steve Jobs để bắt đầu bài viết ngắn này ạ:

“Intuition is a very powerful thing, more powerful than intellect, in my opinion.” — Steve Jobs

Tạm dịch: Theo ý kiến của tôi, TRỰC GIÁC thực sự mạnh mẽ, mạnh hơn cả trí tuệ! – Steve Jobs

Bài viết này chúng ta thử cùng khám phá tâm trí của các lập trình viên (đang xử lý cỗ máy tìm kiếm Google) và đảo ngược quá trình mà họ phân tích, đánh giá và xếp hạng nội dung nhé. Thử dùng trực giác và logic thay vì việc dựa trên những phân tích kinh nghiệm (empirical analysis) xem sao.

Những lý thuyết trong bài viết này cả nhà hãy tham khảo và áp dụng 1 cách đúng luật, đừng lạm dụng để lừa đảo hoặc gian lận các thuật toán của Google nhé, đơn giản vì điều này sẽ chỉ làm hại đến việc xây di sản đường dài của anh chị em mà thôi. Theo một cách nói đùa gần đây của dân SEO, bạn sẽ bị trừ 30 điểm từ nhà Slytherin! ^^ (Slytherin là tên của một trong bốn nhà ở trường phù thủy Hogwarts trong bộ truyện Harry Potter của J.K. Rowling. Nhà Slytherin được mô tả là nơi tập trung những học sinh tài năng, tinh ranh nhưng cũng nổi tiếng vì lòng tham và lòng đố kỵ – Dũng Cá Xinh)

Bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản trước nhé: What is SEO?

What *is* SEO? Image: benjamin bannister

What *is* SEO? Image: benjamin bannister

“SEO (Search Engine Optimization) is the process of affecting the visibility of a website/webpage in a web search engine’s unpaid results.” —Wikipedia

“SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là một quá trình tác động để khả năng hiển thị một website hoặc 1 trang của web trên công cụ tìm kiếm mà không phải trả tiền”

Hiểu nôm na: SEO là tất cả những việc bạn sẽ làm để làm cho website của bạn đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm, dĩ nhiên là không mất chi phí.

Mục tiêu hàng đầu của Google là đảm bảo kết quả trả về cho một câu hỏi tìm kiếm là chính xác và liên quan nhất có thể. Người dùng càng hài lòng với kết quả, thì càng có khả năng họ sẽ tiếp tục sử dụng Google và trung thành với nó. – Dũng Cá Xinh

Có nhiều định nghĩa nhưng theo mình có thể tóm gọn lại là như vậy. Và chính việc Google cho ra nhiều kết quả khác nhau cho 1 câu hỏi để người dùng lựa chọn vẫn đang có ưu việt mà cho đến nay ChatGPT chưa đạt đến được.

Hãy tưởng tượng Google (Bing, Baidu, Yandex, Cốc Cốc) như những thủ thư. Họ phân loại (index) nhiều sách (trang web) trong các thư viện trên khắp thế giới (internet). Đó là công việc của họ để tìm kiếm cuốn sách (trang web) chính xác (liên quan) mà bạn đang tìm kiếm. Google rất giỏi trong việc này và đó chính là lý do tại sao Google vẫn là công cụ tìm kiếm số một.

Để đạt được điểm này, Google đã tạo ra một thuật toán phức tạp (hiện được gọi là “The Algorithm“), với các biến số bí mật đánh giá trang web và xếp hạng chúng dựa trên nội dung của chúng.

Bạn đã bao giờ tìm kiếm một cái gì đó rồi tìm thấy chính xác những gì bạn muốn, sau đó bắt đầu một tìm kiếm một cái gì đó khác, và trước khi bạn có thể gõ ba chữ cái, Google đã dự đoán được điều tiếp theo mà bạn dự định tìm kiếm? Đó là sự tài tình của The Algorithm. Nó có thể dự đoán những gì bạn muốn dựa trên ngữ cảnh mà bạn đã tìm kiếm trước đó!

Quality content is worth more than quantity. Image: benjamin bannister

Quality content is worth more than quantity. Image: benjamin bannister

Quality is King – Chất lượng là Vua

Content vẫn luôn là King“, nhưng với sự phát triển của AI, việc tạo ra 1 mớ hỗn độn với hàng nghìn hàng vạn bài Spam đã khiến cho những Content Chất Lượng trở nên “BÁ ĐẠO” hơn bao giờ hết!!!

Quality is King có nghĩa là gì?

“Content chất lượng” cần phải có giá trị với “khán giả”. GIÁ TRỊ có thể là nhiều thứ. Content có đáp ứng được bất kỳ hoặc tất cả những yêu cầu sau hay không?

  • Kiến thức: Đưa thông tin / dạy / hướng dẫn cho khán giả.
  • Cảm xúc: Khiến cho khán giả cười / khóc
  • Khám phá: Đem đến cái gì đó mới hoặc khác biệt.

Nếu như những content của bạn không đáp ứng được những điều ở trên thì bạn cố gắng làm nhiều để làm gì? Hãy làm những gì đem đến GIÁ TRỊ, nhất định phải có GIÁ TRỊ. Không phải những trang “tuyên bố về sứ mệnh”, không phải những trang “giới thiệu” khô khan mà là những trang có nội dung THỰC SỰ CÓ CHẤT LƯỢNG. Có rất nhiều sách dạy về SEO, nhiều khóa học về SEO và có rất nhiều To Do List để làm, cho dù bạn có làm đủ và đúng tất cả những gạch đầu dòng, nhưng nếu bỏ qua yếu tố chất lượng, thì chúc mừng bạn: Sớm muộn bạn cũng sẽ lại quay vào ô mất lượt!

Nếu như anh chị em chúng ta quên mất QUALITY CONTENT là ưu tiên tối thượng, chúng ta đã vô tình quên mất GỐC RỄ của việc làm SEO.

  • Minh chứng lịch sử: “Trong những ngày bình minh của Internet, thế giới ngập tràn những trang trại content được gọi là Content Farms. Những website dạng này sẽ bằng cách nào đó (thủ công hoặc tự động) crawl (cào dữ liệu) QUALITY CONTENT từ khắp mọi hang cùng ngõ hẻm của internet rồi nhồi nhét một cách cưỡng bức các website chứa đầy quảng cáo với mục tiêu tạo ra traffic, tiền và vị trí cao trên SERPs (Search Engine Result Pages – Trang kết quả tìm kiếm). Ở Việt Nam có thể lấy Baomoi.com là 1 ví dụ điển hình (không tự viết bài mà chỉ cào dữ liệu của các bên khác về một cách tự động và có biên tập lại 1 chút xíu về giao diện và ảnh trong bài). Nhưng gần đây anh chị em có thấy càng ngày càng thấy ít kết quả của Baomoi.com hiện ra không ạ? Thế giới đã thay đổi rồi! Những bài viết CHẤT LƯỢNG vẫn nằm ở TOP đầu tìm kiếm, nhưng sự khác biệt là The Algorithm đã ưu tiên những nhà sáng tạo gốc (“Original creators“) vì những sản phẩm của họ xứng đáng được đứng ở TOP đầu!”

Google có vẻ như sẽ cung cấp những kết quả có GIÁ TRỊ (Value). Cho dù đó là một Video hướng dẫn, một bài viết funny, một chuỗi ảnh thú vị,… miễn là nó tạo ra những giá trị cho người xem và có tác dụng hỗ trợ các brand của bạn, và đó là kết quả WIN – WIN đáng mơ ước!

Ai sẽ chia sẻ Quality Content?

Quanlity content sẽ tạo ra sự lan tỏa, mà hình hài nhìn thấy chính là sự CHIA SẺ (sharing) (trong SEO sẽ là linking hoặc là backlinking). Những ai có thể chia sẻ Quality content của anh chị em?

  • Experts: Những người có kiến thức và uy tín trong lĩnh vực của bạn.
  • Celebrities: Những celeb về văn hóa, thể thao, âm nhạc, …
  • Influencers: Người có tầm ảnh hưởng và nhiều follows.
  • Social Media: Những người dùng mạng xã hội
  • Peers: Bạn bè, người thân và các mối quan hệ xã hội

Rất khó để kiểm soát việc ai đó chia sẻ nội dung của các bạn. Dĩ nhiên, anh chị em có thể nhờ hoặc trả tiền (hoặc lợi ích) cho ai đó để có được chia sẻ, nhưng The Algorithm đánh giá việc chia sẻ tự nhiên (Organical Shares) là bá đạo nhất. Đây chính là phát triển thông qua Truyền miệng (Word of Mouth). Và để có được điều này, hãy bắt đầu bằng nội dung chất lượng nha ^^.

Khi Google thấy rằng nhiều người chia sẻ nội dung của bạn, Google sẽ cho rằng đó là một nội dung “có vẻ” QUALITY! -Dungcaxinh

Người chia sẻ có liên quan đến nội dung của bạn hay không?

Phần cần quan tâm tiếp theo của Sharing là: Bài viết của các bạn có được chia sẻ bởi những trang liên quan hay không? Liệu bài viết “Tương lai của MMO” có được chia sẻ bởi những bậc thầy MMO và những mentors về MMO hay không? Bài viết “Cách chữa bệnh bốc phét” có được chia sẻ bởi những bác sĩ hay không ^^?

Nếu Google thấy rằng những trang liên quan chia sẻ bài viết của bạn, nó sẽ ghi nhận là nội dung của bạn “có vẻ” LIÊN QUAN (REVELANT).

  • Ví dụ nha: Nếu bạn có một người bạn là thầy phong thủy và một người bạn là một chuyên gia về tiền ảo. Nếu cả hai đều gợi ý về việc nên đi lễ cô Chín Sòng Sơn Thanh Hóa, bạn sẽ thấy ai thuyết phục hơn ạ?
  • Bài học lịch sử: Nhiều chuyên gia SEO khuyên bạn nên liên hệ với nhiều trang web khác nhau để thực hiện chiến thuật TRAO ĐỔI LINK (trade links). Dĩ nhiên có một vòng tròn kết nối link giữa các trang web sẽ tăng rank cho bạn, nhưng nó sẽ không có tác dụng nhiều nếu các trang bạn trao đổi link không có nội dung liên quan. Và hiện nay những backlinks đến từ những trang không liên quan cực kỳ dễ giúp bạn nhanh đến đoạn đầu đài, bị Google phạt lỗi tác vụ thủ công – một trong những lỗi bị đánh giá là nặng nề nhất khi làm SEO.

Thật đáng tiếc nếu website của bạn liên quan đến MÈO mà lại trao đổi link với website liên quan đến Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị Dạ Dày. Dĩ nhiên Google sẽ ghi nhận có gì đó bất bình thường ở đây và rất có thể sẽ hạ điểm cả 2 xuống.

Dĩ nhiên, con người và thương hiệu có thể chia sẻ mọi thể loại Content. Nhưng hành vi chính xác thường là con người hay thương hiệu có xu hướng sẽ chia sẻ những nội dung mà họ quan tâm. Nếu chia sẻ, hãy chia sẻ cái gì đó LIÊN QUAN (relevant).

Crosslinking

Cách dễ nhất để thể hiện sự liên quan trong Thương hiệu của bạn là Crosslinking (Liên kết Chéo). Nếu anh chị em có nhiều tài khoản ở nhiều neworks và muốn Google biết rằng chúng liên quan đến bạn thì hãy liên kết chúng với nhau.

  • Ví dụ nè: Nếu anh chị em có tài khoản Youtube, Twitter hay Behance với cùng 1 tên, ví dụ: ChimSeDiNang, hãy chắc chắn rằng, website của bạn Chimsedinang.com có liên kết với Youtube, Twitter và Behance của bạn. Và với các tài khoản xã hội kia thì hãy liên kết chúng với nhau nhé. Điều này sẽ cho Google 1 cái nhìn tổng quan là ChimSeDiNang trên Youtube cũng là ChimSeDiNang trên Twitter và Behance. Hãy cố gắng để cho Google hiểu tất cả đều là chung 1 thực thể (same entity).

Nhưng một chú ý đặc biệt quan trọng cần lưu ý là: ĐỪNG BAO GIỜ LIÊN KẾT CHÉO VỚI NỘI DUNG RỖNG (Empty Content). Ví dụ Trang Facebook cá nhân của bạn link với trang Twitter ủa bạn, nhưng Twitter của bạn chẳng hề có một tweets nào, đó sẽ là 1 UX (User Experience – trải nghiệm khách hàng) tồi tệ. Hãy cố gắng duy trì việc đắp content lên đủ các platforms.

Cả nhà cùng xem ảnh 03 nhé! Hãy chia sẻ thương hiệu của bạn trên nhiều nền tảng, nhưng đừng liên kết với những dữ liệu rỗng và kém chất lượng cũng như kém liên quan.

Crosslink your brand across platforms, but don’t link to empty content. Image: benjamin bannister

Crosslink your brand across platforms, but don’t link to empty content. Image: benjamin bannister

Keywords are Queen – Từ khóa là Nữ Hoàng

Từ khóa (Keywords), hoặc từ cụm từ tìm kiếm (Search terms) là bột để Google gột nên hồ (index) cho website của bạn. Mặc dù keywords đang không còn có sức mạnh như trước, nhưng nó vẫn rất mạnh ^^.

  • Hãy cân nhắc đến: TỪNG TỪ KHÓA MỘT (Every Single Word). Nhồi nhét vào các trang web của bạn với vô số thuật ngữ tìm kiếm một cách cưỡng ép sẽ không có tác dụng và không hữu ích cho Google. (Và đây được coi là một hành vi lừa đảo, và bạn sẽ bị trừ điểm nhé).

Một trong những điều quan trọng nhất khi Set keywords là tiêu đề của nội dung. Tiêu đề rất NÊN đáp ứng đa dạng mục tiêu:

  • Cô đọng và chính xác
  • Hấp dẫn và gợi click (không phải gợi đòn nha ^^)
  • Có những từ có xu hướng “tìm kiếm cao” và là những “search terms” đắt giá.

Không dễ để có thể đạt cả 3 tiêu chí 1 lúc, điều này đúng. Nhưng đừng vì khó mà bó mình lại, cứ deep thinking, chắc chắn sẽ ra phương án. Và khó quá thì ưu tiên tiêu chí sử dụng Keywords trong tiêu đề mà mọi người dễ tìm. 

Nói về độ dài, không có một luật lệ chính thống nào về một tiêu đề nên dài hay ngắn ra sao. Tiêu đề của nội dung nên dài nếu nó cần phải thế (nhưng dĩ nhiên đừng có dài kinh hoàng ^^).

Google sẽ không thể trừ điểm cho một tiêu đề dài một cách kỹ thuật nếu nó cần phải là một tiêu đề kỹ thuật dài và cũng sẽ không trừ điểm cho một tiêu đề ngắn nếu nó đủ ngắn để mô tả chính xác nội dung!

Choose accurate keywords in your content. Image: benjamin bannister

Choose accurate keywords in your content. Image: benjamin bannister

Cách viết một Accurate Meta Description

Bên cạnh Keywords trong tiêu đề, Meta Description Tag trong Html code là một vấn đề cần quan tâm. Chú ý cái này khác với meta tags nhé. Google và các công cụ tìm kiếm phổ thông nhất không sử dụng meta tags để lập chỉ mục (index) (mà sẽ dùng trong một số trường hợp khác).

Meta Description TagMeta Tag là hai thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong SEO. Meta Description Tag là một thẻ HTML cho phép bạn cung cấp một mô tả ngắn gọn về nội dung của trang web của bạn, được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Nó giúp người dùng biết được nội dung của trang web của bạn trước khi họ nhấp vào liên kết của nó. Trong khi đó, Meta Tag là một thẻ HTML dùng để cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm về nội dung của trang web của bạn. Các Meta Tag có thể bao gồm các thông tin về từ khóa, mô tả trang, tác giả, robots, viewport và nhiều hơn nữa. – Dungcaxinh

  • Bài học lịch sử: Cũng giống như “Keyword Stuffing” ở trên, nhiều website trong quá khứ đã từng lạm dụng sử dụng kỹ thuật để Spam meta tags lặp đi lặp lại, bài này qua bài khác như “iPhone”, “best iPhone”, “iPhone 15”, …  mặc dù bài viết chẳng liên quan gì đến iPhones với mong muốn Google nghĩ rằng “Website này chắc hẳn sẽ nói về iPhone bởi vì nó đề cập quá nhiều đến iPhone trong thẻ (tags) và nội dung (content). Nhưng đáng tiếc, Google là một phần mềm thông minh và được cập nhật cũng như tự học liên tục để dễ dàng nhìn ra điều này. Đừng lạm dụng meta tags vì thậm chí đại diện Google Search Central khi trả lời câu hỏi của Matt Cutts đến từ Bay Area, California đã nhấn mạnh “Chúng tôi không sử dụng meta tags – We do not use them!”

Hãy viết ra Meta Description một cách chính xác và tối ưu. Phần mô tả này sẽ cho phép Google lập chỉ mục trang một cách chính xác nhất. Không phải lúc nào Google cũng sẽ dùng, nhưng chắc chắn là sẽ sử dụng trong nhiều trường hợp. Đừng cố gắng Mislead (cố gắng chỉ dẫn sai trái) vì đây là hành vi chống lại chính sách của các công cụ tìm kiếm.

Custom URLs (Đường dẫn tĩnh) nên có keywords

Ví dụ tiêu đề của bài này trên blog của mình sẽ có dạng như sau:

https://dungcaxinh.com/truong-phai-seo-quality-is-king-keywords-are-queens/

Nếu về SEO có lẽ đây là một URL chuẩn SEO: Nó có chứa những keywords chính và gần như y hệt Tiêu Đề Bài Viết và hỗ trợ cho bài blog càng nhất quán hơn. Nếu một tiêu đề quá dài, anh chị em có thể cắt những cụm từ “là” “thì” “ngày tháng, thời gian”, …. URL càng ngắn thì càng nhìn có vẻ ít giống như sản phẩm của kỹ thuật Keyword Stuffing và đừng nên để các plugins cắt ngắn đường dẫn tĩnh một cách khó hiểu nhé.

Google sẽ không hiểu và không muốn hiểu những ký tự số và chữ vô nghĩa trong đường dẫn tĩnh (Permanent Links), hãy làm cho Google hiểu (ví dụ cũng là số nhưng trong URL kiểu: domain(.com)/top-7-mon-an-ngon-o-hanoi thì số 7 rất rõ nghĩa)

  • Tips: Hãy sử dụng (-) giữa các từ khi đặt tên Files hoặc links. Nó sẽ giúp Google phân định từ. Ví dụ: website(.com)/noi-dung-blog-thang-04-nam-2023.html

Tóm tắt: Keywords/meta tags/URLs: Chính xác, hấp dẫn và dễ được tìm kiếm!

Cả nhà cùng xem ảnh 05 nhé! Hãy luôn cho từ khóa vào đường dẫn tĩnh (URL)

Always use custom URLs with keywords. Image: benjamin bannister

Always use custom URLs with keywords. Image: benjamin bannister

Sử dụng Từ khóa khi đặt tên ảnh (Images)

Nếu các bạn đọc bài này trong Blog thì các ảnh trong bài sẽ có dạng như thế này:

https://vn1.vdrive.vn/dungcaxinh.com/2023/04/Truong-phai-SEO-Quality-is-King-Keywords-are-Queens-005.webp

Việc thêm các ảnh để minh họa trong bài viết sẽ giúp cho bài viết có tính trực quan cao hơn và sống động hơn. Đặt tên ảnh chính xác và có liên quan đến nội dung ảnh minh họa sẽ giúp tăng sức mạnh của Content, và nó sẽ dễ dàng được lập chỉ mục trong phần tìm kiếm hình ảnh của Google.

Mỗi khi biên tập ảnh (như tớ toàn dùng Canva Edu) thì khi export ảnh, hãy đảm bảo ảnh nên đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí:

  • Làm rõ nội dung ảnh
  • Được đặt tên chuyên nghiệp (ví dụ không có các ký hiệu lạ, dùng Bính âm Pinyin thay vì chữ Hán nếu là tiếng Trung)
  • Có từ khóa

Cũng giống như việc đặt tiêu đề nội dung, có 2 vấn đề trong ảnh: Tên của ảnh và phần Mô tả (Caption) khi bạn insert vào bài.

  • Ví dụ: Nếu mình đang viết một bài mô tả “Vẻ đẹp của Hồ Gươm, Hà Nội” và trong bài có một bức ảnh đã được đặt tên là “thap-rua-.jpg”, rõ ràng mình có thể đặt tên ảnh là “thap-rua-tai-ho-guom-ha-noi.jpg” nhưng để tránh bị tính là nhồi nhét từ khóa, tôi có thể cho cụm từ “Tại Hồ Gươm Hà Nội” vào phần mô tả (caption) của ảnh khi chèn vào bài viết. Có một chú ý nữa là đừng đặt tên ảnh quá dài nhé.

Một lần nữa, sự liên quan (Relevancy) là chìa khóa. Cực kỳ quan trọng nếu như tên file và mô tả (caption) minh họa chính xác nội dung của ảnh.

  • Chú ý: Khi up ảnh ở các trang mạng xã hội chẳng hạn, các trang đó sẽ có thể tự động rename tên file của bạn. Nhưng đừng quan tâm, hãy cứ đặt tên ảnh một cách thống nhất.

Chiều sâu (Depth) và Sự ngắn gọn (Conciseness) của nội dung là cực kỳ quan trọng

Đã qua rồi thời kỳ mà bạn chỉ cần viết một bài 300 từ, dẫn vài link để giải nghĩa những thuật ngữ phổ thông bên trong và có thể đứng đầu TOP Google. Google coi đó là một dạng nội dung mỏng “thin content“. Bạn có thể lo lắng rằng các nội dung bạn viết ngắn quá có khả năng đều bị liệt vào dạng Thin Content này.

Google mong muốn đem đến cho người tìm kiếm chính xác những gì họ cần, không phải là những bài viết dài lê thê và làm giảm trải nghiệm người dùng (UX). Điều này càng đúng trong thời điểm ChatGPT bành trướng, trả lời nhanh và cực kỳ súc tích (bỏ qua phần độ chính xác nhé ^^).

  • Tips nữa: Nếu ai đó tìm “Cách chăm sóc cây Sedum rupestre Angelina” thì bạn có thể viết một bài tầm 3000 từ với một Outline gồm: Khái niệm về Sedum rupestre Angelina, Tên thường gọi: Sao băng; Nguồn gốc; Cách chăm sóc; Cách nhân giống; Chú ý và cuối cùng là Mua ở đâu, giá tham khảo”. Một bài viết thế sẽ rất tuyệt vời nếu bạn là một cửa hàng cây cảnh và có bán giống Sedum rupestre Angelina (Với tên một loài cây thế này, chia sẻ với anh chị em 1 xíu nha: Sedum là chi (Genus), rupestre là định danh loài (Species) và Angelina là giống (Cultivars) và nếu tên khoa học có đủ 3 thành phần này thì sẽ phải gọi là Giống chứ không phải là Loài, và cách viết chính xác là Sedum rupestre Angelina (với chữ S của chi và chữ A của giống viết hoa). Sở dĩ mình biết điều này là do mình cũng rất thích thực vật và có 1 cái vườn nho nhỏ (2 mẫu, 7200m2) trồng rất nhiều loại cây ăn quả, cây cảnh và cây trong nhà (houseplants, indoor plants).

Nếu bạn viết các đoạn văn, hãy đọc đi đọc lại và chặt đi những cụm từ và câu không cần thiết. Nếu bạn làm videos, hãy cố gắng cắt đi các đoạn “à, ờ” và đi thẳng vào vấn đề. Đừng lãng phí thời gian của mọi người bằng những thứ không cần thiết, không ai có thừa thời gian ở thời đại này. Ai mà chẳng thích những tác phẩm của mình nhưng nếu biết cách tự sửa thì tác phẩm sẽ ngày càng hoàn thiện.

UX (User Experience) là một yếu tố quan trọng

Nếu như UI (User Interfaces) – Giao diện người dùng không có quá nhiều tác dụng trong SEO mà có tác dụng nhiều hơn đối với thẩm mỹ thì UX (User Experience – Trải nghiệm người dùng) lại là một yếu tố tuyệt vời liên quan đến SEO.

Một trang web mà vừa có UI UX được thiết kế tốt, dễ hiểu và dễ sử dụng, sẽ được cộng điểm. Nếu bạn có những phần điều khiển (navigation) dễ gây nhầm lẫn, liên kết dẫn đến những trang bị gãy (404) hoặc sai, navigation đòi hỏi mọi người phải clicks nhiều hơn cần thiết, có nghĩa là bạn đang không coi trọng web hoặc bạn thuê phải một kiến trúc sư web (Web architect – nghe oai chưa ^^) chưa đủ thấu hiểu ^^.

UXs là một khái niệm khó vì nó liên quan đến trải nghiệm. Để dễ hiểu hơn, Website có UX làm tốt cũng giống như một chiếc ghế kiểu Ergonomic Chair (ghế dành cho dân ngồi máy tính lâu). Hãy chọn một cái ghế vừa thoải mái vừa dễ sử dụng và không cần phải tìm hiểu gì cũng có thể dùng ngay một cách tự nhiên nhất.

Hạn chế tối đa Ads cũng như Ad Placements (Vị trí đặt quảng cáo)

Một Website có UX tốt cũng là một website có càng ít quảng cáo càng tốt. Dĩ nhiên doanh nghiệp kiếm tiền từ website (ví dụ từ Google Adsense, Mgid) thì cần kiếm tiền, và dĩ nhiên cần phải kiếm từ Ads (Banner, text, pop-ups,…). Nhưng nó là con dao 2 lưỡi.

Khi bạn đặt các quảng cáo xen giữa nội dung, nó đã góp phần làm: Gây nhầm lẫn cho khán giả khi coi đó là 1 phần của nội dung và GÂY PHIỀN HÀ cho người đọc (một trong những nguyên nhân để khách hàng không còn trung thành và quay lưng).

Vì vậy, việc có quá nhiều quảng cáo hoặc quảng cáo không phù hợp trên web của bạn sẽ tạo ra những câu hỏi “đây có phải là một phần của nội dung, hay là một quảng cáo?” Hãy cân đối giữa UX người dùng và khả năng kiếm tiến từ Ads. Đây là một bài toán cực khó và cái giá cho việc tham lam là những trải nghiệm tồi tệ của khách hàng, điều mà có thể khiến những chỉ số như Time On Site hay Pogosticking (xem thêm ở BÀI NÀY ạ, chương Time Onsite) giết chết Website của bạn!

Chiến thắng cho người đầu tiên – First to Post Wins

Google có quá nhiều trí thông minh để biết rằng bài nào là COPY của người khác (mà thường là không có sự cho phép), up lên bài của mình với hy vọng tăng traffic và doanh số quảng cáo. Có thể ngắn hạn bạn sẽ có tiền từ Google Adsense, nhưng những bài viết không được Unique sẽ chìm nghỉm trong SERPs.

Nếu bạn tạo ra một trang có 1 triệu lượt xem, trong khi ai đó ăn cắp nội dung của bạn và có tận 20 triệu views (vì họ có hệ sinh thái khỏe hơn), bạn vẫn sẽ được ở vị trí cao hơn trên SERPs vì đơn giản là:

Google biết ai là người tạo ra sản phẩm đầu tiên!

Người đăng lần đầu tiên lên internet sẽ được coi là khởi nguồn (Original Source), và sẽ được xếp hạng cao hơn. Mọi bài viết khác có nội dung giống hoặc gần giống (unique không triệt để) sẽ được coi là người sao chép hoặc lấy cảm hứng hoặc người tạo ra sản phẩm phái sinh, cho dù nội dung đó có được lan tỏa như thế nào. Có thể ngay lập tức Google sẽ nhận ra điều này hơi chậm, nhưng đừng lo, The Algorithm sẽ tự sửa chữa theo thời gian.

Nếu bạn có ý định đăng một nội dung giống hệt nhau ở nhiều nền tảng, hãy cố gắng giữ bài gốc ở website chính và sau đó hãy up ở nhiều chỗ khác nhau. Đừng lo về việc mọi người sẽ copy nội dung của bạn, The Algorithm sẽ có một cơ chế để xử lý độ ưu tiên khi xếp hạng. (À mà nếu không ai ăn cắp bài của anh chị em thì khả năng là nó cũng chẳng đủ hay để mà ăn cắp)

  • Ví dụ: Nếu như bạn up một bài viết về Trường phái SEO: Quality is King – Keywords are Links lên Website rồi đến Facebook, Twitter, Behance, Tumblr, … thì Google sau 1 thời gian sẽ xếp hạng các kết quả theo đúng thứ tự mà bạn đăng!

Hãy đều đặn đăng bài (Consistently)

Hãy liên tục tạo bài và đừng quan tâm nhiều đến backlinks. Theo trường phái này, miễn là bài viết CHẤT LƯỢNG và KEYWORDS có xu hướng được tìm kiếm nhiều, thì việc còn lại là hãy làm điều này thường xuyên. Không nhất thiết là ngày nào cũng phải có bài mới, nhưng đủ để cho khán giả có thể từ từ theo dõi anh chị em. Dĩ nhiên hãy luôn nhớ là Google luôn ưu tiên FRESH CONTENT (nội dung nóng hổi). Một bí mật nho nhỏ của những ai làm ở siêu thị là những sản phẩm có hạn sắp hết sẽ luôn được xếp ngoài cùng để dễ bị nhặt vào giỏ hàng nhất, nếu là một khách hàng khôn ngoan, hãy chọn sản phẩm cùng loại nhưng ở bên trong, khả năng hạn sử dụng sẽ dài hơn đó ^^.

Ví dụ đơn giản: “Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023” sẽ luôn được xếp hạng trên bài về “Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2022”

Với tớ (Dũng Cá Xinh), khi cho các anh em cùng team làm các dự án khác nhau, bài viết chất lượng sẽ được sản xuất theo chu kỳ 2 – 3 ngày 1 bài dài từ 3000 – 4500 từ (con số trung bình cho hầu hết các dự án), bao gồm cả ảnh và SEO Onpage. Tùy mỗi người thì con số này có thể khác nhau.

Benjamin Bannister và tớ đều giống nhau ở điểm là người theo đuổi sự hoàn mỹ. Và với trường phái này, đi xa đi đều và dồn toàn lực vào làm những gì đem đến GIÁ TRỊ thực sự cho người đọc là điều gần như buộc phải tuân thủ. Tớ và những ai theo trường phái này không bao giờ làm theo kiểu up vài bài, đi links, kéo backlinks khắp nơi để bài lên TOP cực nhanh. Chúng tớ biết nó sẽ có tác dụng trong thời gian ngắn, nhưng nhìn nó tụt hạng theo thời gian sẽ cực kỳ buồn. Thà rằng chậm nhưng nó cứ lên từ từ, lên đến đâu chắc đến đó, mỗi kết quả leo TOP sẽ đem lại những hạnh phúc khó tả ^^.

Hãy tìm những keywords mà nhiều người tìm và liên quan đến brand, business của anh chị em và làm những content thực sự CHẤT LƯỢNG (với UX tốt nhất). Lặp đi lặp lại quy trình này, trái ngọt nhất định sẽ đến!

Hãy làm những content mới mẻ với tần suất đều dặn nhé!!!!

Cả nhà cùng xem ảnh 06 nhé! Đây là cách mà Google’s The Algorithm hoạt động theo cách mà Benjamin Bannister hình dung (và tớ cũng tin nó chính xác)

Analyzing the layers of Google’s Algorithm. Image: benjamin bannister

Analyzing the layers of Google’s Algorithm. Image: benjamin bannister

Tổng kết…

  • Chất lượng và độ sâu của nội dung
  • Hãy có những liên kết và chia sẻ đến từ những trang liên quan
  • Tăng độ phổ biến
  • Keywords trong Content, Meta tags, URL cần có và cần chính xác
  • Hãy là khởi nguồn (người đầu tiên tạo ra nội dung)
  • Hãy cân đối tỷ lệ quảng cáo và nội dung
  • Hãy tạo ra những website có UX và UI hoàn hảo
  • ĐỀU ĐẶN làm ra những nội dung CHẤT LƯỢNG và MỚI MẺ!

Không quan tâm Google sẽ làm cho The Algorithm tiến hóa ra sao, hay những update từ Panda cho đến Penguin cho đến Polar Bear, logic về việc thỏa mãn nhu cầu người dùng tốt nhất sẽ là BẤT BIẾN, và đó là nền tảng của mọi công việc liên quan đến SEO, đó là điều tớ (Dungcaxinh) tin tưởng!

Panda, Penguin và Polar Bear là các thuật ngữ thường được sử dụng trong SEO của Google. Dưới đây là sự khác nhau giữa chúng:

  • Panda: Là một thuật toán của Google được ra mắt vào năm 2011 để đánh giá chất lượng của các trang web. Nó tập trung vào việc đánh giá nội dung của trang web và xếp hạng các trang web với nội dung tốt cao hơn trên các kết quả tìm kiếm của Google.
  • Penguin: Cũng là một thuật toán của Google, được ra mắt vào năm 2012 để ngăn chặn các trang web sử dụng các kỹ thuật lạm dụng liên kết hoặc spam để tăng xếp hạng trang web của mình. Penguin đánh giá chất lượng của liên kết đến trang web và có thể đưa ra các hình phạt nếu phát hiện bất kỳ hoạt động spam nào.
  • Polar Bear: Là thuật toán được giới thiệu gần đây bởi Google vào năm 2021, nhằm tăng cường khả năng hiểu và hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp với ngữ cảnh địa lý và tìm kiếm của người dùng. Polar Bear chú trọng vào các yếu tố như địa điểm, ngôn ngữ và nhu cầu tìm kiếm cụ thể của người dùng để đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp hơn.

Chúc cả nhà có một cuối tuần thật an lành và có nhiều sức khỏe để chuẩn bị có những ngày nghỉ lễ tuyệt vời cùng gia đình và người thân ạ!

Có tý liên quan

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] Xem thêm: Trường phái SEO Quality is King, Keywords are Queens! […]